Quảng Ninh: Nuôi cá lăng trong lồng trên hồ chứa

Thực hiện nhiệm vụ khuyến nông Trung ương năm 2015, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Ninh đã triển khai mô hình “Nuôi cá lăng trong lồng trên hồ chứa” tại hồ Đồng Và, xã Yên Than, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Cá Lăng
Lãnh đạo Trung tâm KN-KN Quảng Ninh, Phòng Nông nghiệp Tiên Yên đi kiểm tra mô hình

Mô hình có quy mô 100 m3, mật độ 10 con/ m3, với 02 hộ tham gia. Mô hình thả giống vào ngày 06/04/2015, sau 45 ngày thả giống, cá khỏe mạnh, lớn nhanh, tại thời điểm kiểm tra cá đạt cỡ trung bình 90 - 100 g/con (cỡ giống 30 g/con), tỷ lệ sống cao trên 90%. Một số con bị chết là do bị xây xước trong quá trình vận chuyển, một số bị chết do mắc phải lưới lồng, không có cá chết do bệnh và sốc môi trường. Các hộ tham gia mô hình đã được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư hướng dẫn về kỹ thuật nuôi và các biện pháp cho ăn, phòng bệnh cho cá.

Anh Nguyễn Tất Hùng (chủ hộ tham gia mô hình) cho biết, bên cạnh lồng nuôi cá lăng của mô hình, nhà anh có thả thêm 1 ô lồng nuôi cá trắm cỏ và cá chép, tuy nhiên sau vài cơn mưa đầu mùa số cá này bị chết rất nhiều, những năm trước đây khi nuôi cá lồng cũng gặp tình trạng tương tự. Anh Hùng cũng cho biết, sau khi mô hình kết thúc, dựa vào kinh nghiệm nuôi cá lăng đã được Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư chuyển giao và việc đánh giá hiệu quả từ mô hình nuôi cá lăng, gia đình anh sẽ có những kế hoạch mở rộng tập trung vào nuôi đối tượng này.

Với đặc thù là huyện miền núi nhiều đồi núi và thung lũng, Tiên Yên hiện có khoảng 12 hồ chứa nước tưới tiêu phục vụ nông nghiệp có khả năng nuôi trồng thủy sản, mô hình “Nuôi cá lăng trong lồng trên hồ chứa” triển khai thành công sẽ mở ra một hướng đi mới trong phát triển nuôi trồng thủy sản tại địa phương.

Khuyến Nông Việt Nam, 22/05/2015
Đăng ngày 23/05/2015
Bùi Phương Thủy - Trung tâm KNKN Quảng Ninh
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 01:11 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:11 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 01:11 21/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 01:11 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 01:11 21/12/2024
Some text some message..