Quảng Ninh phấn đấu tự chủ về nguồn giống thủy sản

Quảng Ninh được thiên nhiên ưu đãi tiềm năng về diện tích nuôi trồng thuỷ sản, có thể phát triển nuôi trồng trên cả 03 loại hình mặt nước: mặn, lợ, ngọt. Trong những năm gần đây, nghề nuôi trồng thuỷ sản đang từng bước trở thành thế mạnh trong phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, trở ngại hiện nay là con giống chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển thủy sản.

bao ve nguon giong

Toàn tỉnh hiện có khoảng 17 cơ sở sản xuất giống thủy sản; trong đó 14 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản nước lợ, 3 cơ sở sản xuất kinh doanh giống nước ngọt. Năm 2015, các đơn vị này đã sản xuất và cung ứng trên 991 triệu con giống thủy sản tại chỗ (tăng 58% so với năm 2014), đáp ứng khoảng 30% nhu cầu giống trên địa bàn. Người nuôi thủy sản tại Quảng Ninh vẫn chủ yếu mua con giống từ các tỉnh ngoài và từ Trung Quốc. Đây là một khó khăn lớn làm ảnh hưởng tới hiệu quả nghề nuôido rất khó kiểm soát được chất lượng giống thủy sản và dịch bệnh. Hơn nữa, công tác quy hoạch vùng sản xuất giống thủy sản chưa được thực hiện, các cơ sở sản xuất giống được hình thành mang tính tự phát, đầu tư không đồng bộ nên thiếu bền vững.

Theo quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể ngành thủy sản Quảng Ninh, đến năm 2020, diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh là 23.000 ha, sản lượng đạt 53.000 tấn. Do đó, nhu cầu giống cần có đến năm 2020 là 6 tỷ con. Để đạt được mục tiêu đề ra, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành quyết định  số 3501/QĐ-UBND ngày 07/11/2011, phê duyệt Đề án phát triển giống thủy sản đến năm 2020 nhằm nâng cao năng lực sản xuất và cung ứng giống của các cơ sở sản xuất giống thủy sản trên địa bàn tỉnh, từng bước hoàn thiện công nghệ sản xuất giống thủy sản nước mặn, lợ và ngọt; Chủ động cung ứng đủ con giống thủy sản có chất lượng cao cho người nuôi, đáp ứng kịp thời vụ; Đa dạng giống loài nuôi, phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020, sản xuất và cung cấp 70-80% giống thủy sản nước mặn, lợ và 100% giống thủy sản nước ngọt phục vụ nhu cầu nuôi trên địa bàn tỉnh.

Để hiện thực hóa mục tiêu định hướng phát triển giống thủy sản đến năm 2020, trong năm 2015, Quảng Ninh đã triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất giống nhuyễn thể Vân Đồn với quy mô 1,5 tỷ con giống sạch bệnh. Ngoài ra, tỉnh còn tạo nhiều ưu đãi nhằm thu hút các doanh nghiệp trong tỉnh và ngoài tỉnh đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất giống trên địa bàn, với điển hình là Công ty Nuôi trồng thủy sản Tân An (tại thị xã Quảng Yên). Riêng giống cá song, hai cơ sở sản xuất là Công ty CP Đầu tư và Phát triển thủy sản Bắc Việt (huyện Đầm Hà) và DNTN Phương Anh (TP Móng Cái) đã nhập và ương giống để cung ứng cho nhu cầu nuôi trên địa bàn tỉnh. Tại Tiên Yên, Tập đoàn Việt-Úc cũng đã triển khai dự án nuôi tôm siêu thâm canh trên diện tích gần 300 ha (huyện Đầm Hà) và dự án xây dựng trung tâm sản xuất tôm giống gần 130 ha, công suất khoảng 20 tỷ con giống/năm.

Trong thời gian tới, Quảng Ninh sẽ tiếp tục nghiên cứu nâng cao công nghệ về sản xuất giống, nâng cao kỹ thuật chọn tạo giống chất lượng và đẩy mạnh tiếp thu ứng dụng công nghệ tiến tiến trong sản xuất giống chất lượng cao. Tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện các cơ sở sản xuất giống hiện có và xây dựng mới một số trung  tâm sản xuất giống theo quy hoạch phát triển ngành. Tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát chất lượng giống và dịch bệnh trong các khâu sản xuất, lưu thông và nhập khẩu giống về nuôi.

Fistenet, 23/05/2016
Đăng ngày 24/05/2016
Văn Thọ
Nuôi trồng

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 00:00 09/12/2023

Có nên lạm dụng thuốc tây trong nuôi tôm thẻ?

Hiện nay, bà con nuôi tôm đang truyền miệng nhau hình thức sử dụng thuốc tây (hay còn gọi là thuốc tân dược). Điều đặc biệt đáng nói ở đây là người nuôi không biết các loại thuốc này sử dụng cho tôm có thật sự hiệu quả hay không? Hôm nay hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu vấn đề này nhé!

Thuốc tây
• 10:13 08/12/2023

Giải pháp nâng cao tỷ lệ thành công trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng đã mang lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ dân, góp phần thay đổi diện mạo những vùng quê nông thôn ven biển Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay, bà con nuôi tôm đang đối diện nhiều thách thức.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:15 07/12/2023

Có thể chuyển đổi khoáng vô cơ thành khoáng hữu cơ được không?

Để có thể phát triển và duy trì sức khỏe ổn đinh, tôm rất cần bổ sung các loại khoáng chất cần thiết. Chất này đóng vai trò quan trọng, vì vậy việc cung cấp đủ khoáng chất là rất cần thiết qua từng giai đoạn.

Tôm thẻ
• 10:40 06/12/2023

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 16:42 10/12/2023

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 16:42 10/12/2023

Ứng dụng của đồng hữu cơ trong nuôi tôm

Đồng hữu cơ được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi. Việc bổ sung đồng hữu cơ trong khẩu phần ăn tác động ở cấp độ tế bào vật nuôi. Hãy cùng tìm hiểu về định nghĩa đồng hữu cơ cũng như các lợi ích của chúng trong nuôi tôm nhé!.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:42 10/12/2023

Phân biệt mật mía và mật rỉ đường chỉ trong 1 giây

Mật rỉ đường và mật mía đều là sản phẩm được làm từ cây mía. Tuy có nhiều điểm tương đồng về màu sắc, nhưng nhiều người dễ nhầm lẫn giữa hai loại này. Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa mật mía và mật rỉ đường, hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết này của Tép Bạc.

Mật rỉ đường
• 16:42 10/12/2023

Có nên lạm dụng thuốc tây trong nuôi tôm thẻ?

Hiện nay, bà con nuôi tôm đang truyền miệng nhau hình thức sử dụng thuốc tây (hay còn gọi là thuốc tân dược). Điều đặc biệt đáng nói ở đây là người nuôi không biết các loại thuốc này sử dụng cho tôm có thật sự hiệu quả hay không? Hôm nay hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu vấn đề này nhé!

Thuốc tây
• 16:42 10/12/2023