Quảng Ninh: Thiếu lao động kỹ thuật ngành nuôi trồng thủy sản

Thời gian qua các doanh nghiệp, cơ sở nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã đưa ra nhiều chế độ ưu đãi… song vẫn không tuyển dụng đủ lao động kỹ thuật mà mình cần. Thực trạng thiếu hụt lao động kỹ thuật NTTS đã diễn ra lâu nay và ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt đối với các mô hình nuôi công nghệ cao, lĩnh vực sản xuất giống thủy sản.

Bài toán thiếu lao động kỹ thuật ngành nuôi trồng thủy sản
Vì không tuyển được lao động kỹ thuật nên anh Vũ Đình Chiến, Phó Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm Phúc Quang vừa là nhà đầu tư vừa đảm bảo khâu kỹ thuật.

Toàn tỉnh hiện đang có hàng nghìn ha NTTS các loại, trong đó riêng nuôi tôm đã chiếm trên 20.000ha. Theo tính toán, trung bình mỗi ha nuôi tôm cần tối thiểu 2 lao động kỹ thuật chung và trên 10 lao động kỹ thuật làm nhiệm vụ đứng ao; nuôi cá lồng bè tối thiểu cần 1 kỹ thuật/10 lồng nuôi. Riêng trong lĩnh vực giống thủy sản cần gấp đôi lao động kỹ thuật so với các mô hình nuôi thương phẩm.

Để có lao động kỹ thuật phục vụ sản xuất, các đơn vị NTTS sẵn sàng trả mức lương “cứng” từ 9-15 triệu đồng/tháng, ngoài ra còn được hưởng theo sản phẩm ở mức 10-20%/năm, tùy theo mỗi đơn vị… Thế nhưng các đơn vị vẫn không tuyển được nhân sự, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất.

Đơn cử như đối với HTX sản xuất và nuôi trồng thủy sản Bắc Việt (huyện Đầm Hà), đơn vị vừa nâng cấp, mở rộng quy mô sản xuất gấp 1,5 lần so với trước, thế nhưng vẫn chưa thể tăng ngay năng lực sản xuất giống như thiết kế do thiếu lao động kỹ thuật. Anh Ngô Vinh Hạnh, Chủ tịch HĐQT HTX, cho biết: Nếu như khâu đầu tư hạ tầng không vướng gì thì khâu nhân sự lại đang làm khó đơn vị. Hiện để đảm bảo công việc, đội ngũ công nhân của HTX phải tăng ca, tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tình thế, không thể kéo dài.

Công ty CP Thủy sản Tân An (TX Quảng Yên) đang triển khai sản xuất trên 36 ao nuôi tôm theo công nghệ 3 giai đoạn, công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, có thể cho sản lượng 200 tấn/ha, gấp 10 lần nuôi thông thường… nên yêu cầu về lao động kỹ thuật rất lớn. Thế nhưng, toàn bộ đội ngũ cán bộ kỹ thuật phụ trách đứng ao của Tân An hiện nay đều là lao động phổ thông, cán bộ kỹ thuật cao chỉ có 3 người, thiếu đến 4 người.

Công ty TNHH thực phẩm Phúc Quang hiện đang kiến thiết nuôi cá biển tại TP Cẩm Phả và nuôi tôm tại huyện Tiên Yên. Sau nhiều cố gắng, đơn vị này cũng chỉ tuyển được 6 lao động. Anh Vũ Đình Chiến, Phó Giám đốc Công ty, cho biết: Vì thiếu lao động kỹ thuật nên anh em chúng tôi ở đây vừa là nhà đầu tư vừa kiêm cán bộ kỹ thuật luôn. Rất may là chúng tôi đều có nghề, được đào tạo bài bản chứ không thì đành bỏ ao...

Nuôi tôm, nuôi tôm Quảng Ninh, kỹ sư nuôi tôm, nuôi trồng thủy sản

Thiếu lao động nên HTX Sản xuất và nuôi trồng thủy sản Bắc Việt chưa đạt hiệu quả sản xuất như mong muốn.

Một số đơn vị còn rơi vào tình cảnh bi đát hơn do thiếu lao động kỹ thuật. Đó là Tập đoàn BIM từ cuối năm 2018 đến nay đã phải bỏ trống nhiều ao nuôi vì thiếu cán bộ kỹ thuật đứng ao. Tập đoàn Việt - Úc đã phải điều động lao động từ khu vực miền Nam ra hỗ trợ cơ sở sản xuất giống Đầm Hà. 

Không chỉ các doanh nghiệp mà ngay cả các mô hình NTTS của người dân cũng cần lao động kỹ thuật nhưng không tuyển được. Ví dụ vùng NTTS tập trung xã Hải Lạng (huyện Tiên Yên) hiện đang có gần 500 hộ nuôi tôm trên diện tích gần 1.000ha, 80 hộ dân đang nuôi theo mô hình ứng dụng công nghệ cao, tổng sản lượng mỗi năm đạt trên 400 tấn… song toàn vùng không có hộ nuôi tôm nào thu hút được lao động kỹ thuật về làm. Ông Nguyễn Văn Viện, hộ nuôi tôm xã Hải Lạng, cho biết: Nuôi tôm có mức đầu tư lớn nên chúng tôi sẵn sàng mời lao động kỹ thuật về làm việc, thế nhưng mời mãi mà vẫn không được.

Nuôi tôm, nuôi tôm Quảng Ninh, kỹ sư nuôi tôm, nuôi trồng thủy sản

Khoa Thủy sản Trường ĐH Hạ Long được đầu tư hạ tầng hiện đại, là địa chỉ đào tạo uy tín mà người dân có thể yên tâm theo học để thành nghề. 

Có thể thấy, thực tế lao động kỹ thuật trong ngành NTTS toàn tỉnh hiện nay rất thiếu, cản trở không nhỏ cho sự phát triển của ngành. Nhất là khi NTTS đã và đang được tỉnh xác định là khâu then chốt tạo tính đột phá trong kinh tế nông nghiệp. Đã đến lúc các đơn vị chức năng cần có giải pháp khắc phục hữu hiệu, trong đó tỉnh, các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp cần tăng cường hướng nghiệp, có chính sách khuyến khích để đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực thủy sản, người lao động cũng cần thay đổi nhận thức, ưu tiên lựa chọn ngành nghề thủy sản. 

Báo Quảng Ninh
Đăng ngày 01/07/2019
Việt Hoa
Doanh nghiệp

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 10:44 25/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 16:45 21/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 12:00 21/11/2024

Mở Shop Cá cảnh - Tép cảnh online nhanh và nhàn tại Farmext eShop

Bạn đang kinh doanh, phân phối giống và các sản phẩm thuộc lĩnh vực Cá cảnh - Tép cảnh? Bạn cần mở shop online nhanh chóng, để có thêm hướng ra cho sản phẩm và tăng thêm thu nhập? Hãy liên hệ với Farmext eShop ngay.

Cá cảnh - Tép cảnh online
• 14:44 20/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 07:10 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 07:10 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 07:10 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 07:10 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 07:10 26/11/2024
Some text some message..