"Nuôi" hà sú ở Quảng Yên

Hà sú là loài nhuyễn thể có vỏ cứng, thường sống bám vào các cây sú, vẹt... ở vùng cửa sông, bờ biển một cách tự nhiên. Thế nhưng, những năm gần đây, ở vùng biển Quảng Yên (Quảng Ninh), bà con đã có cách làm rất sáng tạo là chăng dây để nuôi hà...

hà sú
Chị Ngô Thị Sinh đang gỡ ruột hà bán cho khách.

Nhìn bề ngoài, hà và hàu có hình dáng tương đối giống nhau. Tuy nhiên, quan sát kỹ sẽ thấy hà có vỏ bên ngoài sần sùi, sắc cạnh không phẳng, nhẵn như hàu. Hà sống bám vào chân núi đá và quanh gốc cây sú, vẹt. Ở vùng biển Quảng Ninh, hà được đánh bắt tại nhiều nơi, nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến hà Quảng Yên…

Khi mua hà ruột về chế biến chỉ cần rửa qua, nêm một chút mắm muối vì bản thân hà đã mặn rồi. Hà có thể ăn sống, sốt với cà chua, hay đem nấu nước chua với me, cũng có thể nấu cháo hoặc làm món trộn với trứng làm chả...

Trước đây, hà được khai thác tự nhiên là chủ yếu. Việc đánh bắt hà rất vất vả, dân chài phải đi thuyền nhỏ men theo chân núi đá, hoặc ra bãi sú cạy hà ra khỏi gốc cây, hốc đá (gọi là đánh hà). Sau đó phải dùng vật nhọn tách ruột ra khỏi lớp vỏ cứng. Thao tác phải thật khéo không để vỏ vỡ vụn làm ruột hà dính sạn. Chị Ngô Thị Sinh (ở khu 5, phường Phong Hải, TX Quảng Yên) là người chuyên bán hà ở chợ nên rất thạo việc chế biến hà. Trò chuyện với chúng tôi, chị Sinh cho biết, việc tách hà lấy ruột nếu không có kinh nghiệm sẽ mất khá nhiều thời gian. Như chị, mặc dù đã khá thành thạo thì một ngày cũng chỉ tách được chừng dăm, bảy cân. Với số lượng như vậy, hầu như không hôm nào bán bị ế cả vì ngay tại TX Quảng Yên này thôi, sức tiêu thụ hà cũng đã rất lớn rồi.

Việc đánh bắt hà tự nhiên làm cho nguồn hà sú ngày càng khan hiếm. Cây sú, vẹt trồng làm rừng ngập mặn cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy, mấy năm gần đây, bà con ngư dân đã rất sáng tạo đem xỏ dây vào vỏ hà khô mang căng ra bãi triều để nuôi hà. Gọi là nuôi nhưng thực ra chẳng tốn tiền thả giống, chẳng cần chăm sóc; cứ treo vỏ hà khô đợi thuỷ triều lên, ấu trùng hà trôi dạt theo con nước, bám vào những chiếc vỏ và lớn lên trên đó. Đợi hà lớn, người ta chỉ cần mang dao ra mà cắt xuống. Cứ hết lứa nọ lại kế tiếp lứa kia, vụ này tiếp nối vụ khác. Nơi được nuôi nhiều nhất là bãi triều xã Hoàng Tân. Cứ đến tháng ba hàng năm bà con xã Hoàng Tân lại thả nuôi hà. Một năm, con hà cho thu hoạch rộ từ tháng 10 âm lịch cho đến tháng 7 năm sau. Con hà vào đúng mùa sẽ béo hơn, cho nhiều ruột hơn. Mỗi cân hà vỏ bán ngay tại bãi cũng được 10.000 đồng, còn nếu tách ruột bán thì khoảng 80.000 một cân. Mỗi hộ nuôi hà ở Hoàng Tân hiện nay thả từ 1 vạn đến 10 vạn dây. Cứ 1 vạn dây sẽ thu được chừng 1 tấn hà vỏ. Như thế một hộ sẽ thu được vài trăm triệu đồng từ con hà mà chi phí đầu tư lại không đáng là bao. Cách nuôi sáng tạo này không những đã đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt mà còn góp phần hạn chế tình trạng cây sú vẹt bị chết, góp phần bảo vệ rừng ngập mặn. Được biết, toàn xã Hoàng Tân hiện có khoảng 600ha bãi triều có tiềm năng nuôi hà treo dây. Dù toàn xã đã có đến 90% các hộ dân nuôi hà nhưng diện tích bãi triều chưa được khai thác vẫn còn rất nhiều.

Để tận dụng nguồn lợi tự nhiên của các bãi triều, khai thác hà sú có hiệu quả hơn nữa, TX Quảng Yên cần tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nuôi hà, quy hoạch phát triển vùng nuôi gắn với bảo vệ môi trường, đảm bảo thị trường tiêu thụ ổn định.

Báo Quảng Ninh, 20/09/2015
Đăng ngày 22/09/2015
Hải Dương
Nuôi trồng

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 17:23 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 17:23 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 17:23 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 17:23 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 17:23 26/11/2024
Some text some message..