Rắn, kỳ tôm trước nguy cơ tận diệt

Tình trạng săn bắt rắn trái phép, nhất là rắn độc đang rộ lên ở hầu hết các địa phương, nhất là miền núi, đang hủy hoại môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái.

bắt rắn
Một nhóm thanh niên ở huyện Đồng Xuân lùng sục đào bới đất bắt rắn - Ảnh: P.NAM

Vài năm trở lại đây, săn bắt rắn trở thành nghề kiếm sống của nhiều người. Theo anh N.V.T (ở xã Xuân Quang 3, Đồng Xuân), một trong những người chuyên săn rắn, chỉ cần một sợi dây thòng lọng bằng ruột thắng xe đạp, hoặc một sợi dây thép có đường kính khoảng 3mm uốn cong hình móc câu rồi buộc vào đầu một cái cây nhỏ dài hơn 1m là có thể “hành nghề”. Rắn thường bò ra khỏi hang vào ban đêm để bắt mồi nên phải dùng đèn pin rọi mới phát hiện được. Có thể bắt gặp rắn ở nhiều nơi như trong bụi rậm, cành cây hay bờ ruộng cạn. Nếu rắn ở mặt đất, chỉ cần nhẹ nhàng đưa dây thòng lọng vào cổ rồi siết lại, còn rắn ở trên cành cây cao thì dùng móc sắt hình lưỡi câu khều xuống đất, rồi dùng nạng gỗ hình chữ V đè cổ, bỏ vào bao tải là xong. Anh T kể: “Nghe nhiều người mua rắn với giá cao, nên tôi đi lùng bắt bán kiếm thêm thu nhập. Ngày càng có nhiều người săn bắt nên hiện các loài rắn độc không còn nhiều, chỉ sót lại một số loài thông thường, giá rẻ như rắn lãi, rắn nước”.

Theo những người chuyên bắt rắn, để bắt được những loại rắn cực độc như hổ chúa, hổ trâu, mái gầm, cạp nong, cạp nia… không hề đơn giản và vô cùng nguy hiểm. Anh N.V.H (ở xã Xuân Phước, Đồng Xuân) cho hay, cách đây vài năm có một người trên đường làm rẫy về thấy một con rắn hổ chúa dài hơn 1m bò trước mặt, liền dùng tay vồ nhưng không may bị rắn cắn, dẫn đến tử vong. Theo nhiều người dân, hiện ở hầu hết các làng quê đều có người chuyên thu gom rắn và các loài động vật rừng khác. Rắn càng độc, kích cỡ càng lớn càng có giá trị cao. Tùy theo loài, mỗi ký rắn có giá từ 150.000 đến hơn 1 triệu đồng, có bao nhiêu, đầu nậu mua hết bấy nhiêu. Trong đó, giá trị nhất là rắn hổ chúa có giá từ 1 đến 1,5 triệu đồng/kg.

Không chỉ có rắn, tại các xã Sơn Long, Sơn Định, Sơn Xuân (Sơn Hòa) và dọc bờ sông Ba thuộc 2 huyện Sông Hinh, Sơn Hòa, người dân cũng đang lùng bắt, tận diệt kỳ tôm, một loài bò sát đang được ưa chuộng. Việc săn bắt loại bò sát này diễn ra cả ngày lẫn đêm. Anh T.V.H ở xã Sơn Định cho biết, hiện giá kỳ tôm lớn, trọng lượng từ 0,2 đến 0,5kg/con từ 50.000 đến 70.000 đồng, loại nhỏ thì từ 3.000 đến 5.000 đồng/con. Kỳ tôm lớn thường được thương lái thu gom bán cho các nhà hàng làm món ăn đặc sản; còn kỳ tôm nhỏ bán cho các chủ trang trại nuôi ở các tỉnh từ Khánh Hòa đến TP Hồ Chí Minh. Nếu là kỳ tôm nhỏ thì trung bình mỗi người, mỗi ngày bắt được từ 200 đến 300 con; còn kỳ tôm lớn thì vô chừng, có bao nhiêu được thu mua hết bấy nhiêu.

Ông Phan Văn Công, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết, tình trạng săn bắt rắn, kỳ tôm trái phép đã được kiểm lâm địa bàn kiểm tra thường xuyên nhưng rất khó phát hiện, ngăn chặn, vì người dân lén lút săn bắt. Lực lượng kiểm lâm sẽ xử lý nghiêm các trường hợp săn bắt rắn, kỳ tôm, nhất là các điểm tập kết, thu mua. Chính quyền các địa phương cũng cần phải vào cuộc, tuyên truyền để người dân không nên vì lợi ích trước mắt mà hủy hoại môi trường, làm mất cân bằng sinh thái, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Theo các nhà khoa học, nước ta có 193 loài rắn, trong đó có 53 loài rắn độc. Loài vừa có độc, vừa có ngoại hình rất ấn tượng, nguy cơ gây chết người cao là rắn hổ chúa, hổ trâu, cạp nong, cạp nia, lục đầu bạc và rắn biển… 

Báo Phú Yên, 06/03/2014
Đăng ngày 07/03/2014
Phương Nam
Nông thôn

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:33 26/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 07:58 28/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 07:58 28/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 07:58 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 07:58 28/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 07:58 28/11/2024
Some text some message..