Rồng biển lá: Loài cá đến từ thế giới thần tiên

Rồng biển lá có khả năng “gây lú” cực mạnh không chỉ đối với các sinh vật biển khác mà còn đối với cả con người chúng ta. Bởi dù có tên là rồng lá (tên tiếng Anh là Leafy Seadragon) và có hình dáng như một con rồng đang uốn lượn nhưng thực chất chúng lại là một loài cá.

Phycodurus eques
Rồng biển lá là sinh vật biển có tên gọi và thân hình độc đáo

Loài cá đơn độc có hình dáng cơ thể đặc biệt 

Rồng biển lá (tên khoa học: Phycodurus eques) hay còn được biết đến với tên khác là hải long lá, cá rồng biển thân lá. Đây là một loài cá thuộc họ cá chìa vôi và là loài duy nhất trong chi Phycodurus. 

Loài cá đặc biệt này sở hữu cơ thể uốn lượn có màu nâu đến vàng với các phần phụ màu vàng chanh vừa giống lá, vừa giống phần chân của rồng. Có lẽ vì thế mà người ta đặt tên cho chúng là rồng biển lá. Thông thường, đa số rồng biển lá có chiều dài gần 35cm, nhưng đôi khi cũng có một số con phát triển hơn đạt kích thước có thể lên tới 45cm. 

Không quá lời khi nói rằng rồng biển lá là một trong những sinh vật có ngoại hình nổi bật trong thế giới đại dương bởi hình dáng cơ thể độc đáo, kỳ ảo hệt một loài vật đến từ thế giới thần tiên. 

Thoạt nhìn qua, chúng ta có thể thấy rồng biển lá và cá ngựa có một số đặc điểm cơ thể na ná nhau: Đều không có răng, miệng có hình ống khá dài và nhỏ. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ thì miệng của rồng biển lá có phần dài hơn một chút so với cá ngựa. Thêm nữa, rồng biển lá cũng có đuôi dài hơn, nhưng nó không thể uốn cong để bám vào các cành san hô hay các cây thuỷ sinh như cá ngựa (trừ hải long hồng ngọc). 

Nơi phân bố và một vài tập tính 

Rồng biển lá thường được nhìn thấy trên các rạn đá phủ đầy tảo bẹ ở độ sâu từ khoảng 3m đến 50m tại vùng biển ngoài khơi nước Úc. Cụ thể là từ Đảo Kangaroo, Nam Úc đến phía tây nam Tây Úc. Điều thú vị ít ai biết là rồng biển lá còn được coi là loài vật biển biểu tượng của bang Nam Úc.  

Phycodurus equesCảnh tượng nhiều con rồng biển lá cùng xuất hiện ở một nơi là điều khó diễn ra

Rồng biển lá là loài sống đơn độc, bạn sẽ không dễ dàng gì nhìn thấy chúng tụ hội thành một nhóm hoặc một gia đình trừ khi chúng đang giao phối. 

Loài cá này thường bơi rất chậm chạp, chúng dành phần lớn cuộc đời để đứng yên trong suốt khoảng thời gian dài 68 tiếng đồng hồ hay trôi theo dòng hải lưu. Tuy nhiên, cũng có một số con rồng biển lá thỉnh thoảng sẽ di chuyển với tốc độ 150m/h trong một khoảng thời gian dài. 

Khả năng ngụy trang và săn mồi bậc thầy 

Rồng biển lá sử dụng thủ thuật “đội lốt” thành một loài thực vật để chờ đợi con mồi cũng như tránh né các kẻ săn mồi khác. Điều đáng kinh ngạc là chỉ với một kỹ năng ngụy trang, rồng biển lá đã có thể thành công đánh lừa rất nhiều sinh vật biển khác về việc chúng là một loài ăn thịt. 

Trong vài trường hợp hiểm nghèo, rồng biển lá sẽ bật chế độ co cơ thể lại và chĩa những cái gai trên mình ra để tự vệ cũng như tấn công. Đây cũng chính là vũ khí quan trọng nhất của loài cá này. 

Thức ăn ưa thích của rồng biển lá là các sinh vật phù du, mysids - loài động vật nhỏ giống tôm và các loài giáp xác nhỏ khác. Sau khi tìm thấy thức ăn, chúng sử dụng miệng của mình để hút con mồi. Mỗi ngày, một con rồng biển có thể hút hàng ngàn mysids. 

Phycodurus equesChúng săn mồi nhờ khả năng “đội lốt” và hòa nhập vào cảnh quan dưới đáy biển 

Dù cũng dùng miệng để hút thức ăn, nhưng rồng biển lá không giống như các loài ăn lọc khác. Bởi chúng có đủ thị lực để nhìn rồi tấn công từng con mồi do sở hữu kích thước cơ thể nhỏ; thêm nữa, đầu của rồng biển lá tương đối lớn so với miệng nên chúng có thể tập trung đủ áp lực ở miệng và dễ dàng hút con mồi.

Dù may mắn sở hữu một vẻ đẹp tuyệt vời, nhưng rồng biển lá lại gặp phải nhiều tình huống oái ăm. Chẳng hạn, chúng bị coi là một mặt hàng và bị săn bắt trái phép bởi trên thực tế có rất ít người được cấp phép để thu thập hay sở hữu rồng biển lá. Bên cạnh đó, việc rồng biển lá vô tình bị mắc vào dụng cụ đánh bắt của ngư dân cũng khiến loài này bị ảnh hưởng không ít. 

Đặc biệt, trong những năm gần đây khi vấn đề ô nhiễm môi trường biển trở nên nghiêm trọng hơn, số lượng rồng biển lá đã giảm đi rất nhanh chóng và hiện chúng được liệt kê là loài sắp bị đe dọa. 

Đăng ngày 05/08/2024
Nguyệt Hoa @nguyet-hoa
Lạ

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 13:53 14/11/2024

Sức bật của tôm tít: Vũ khí sinh tồn lợi hại dưới đại dương

Tôm tít, loài sinh vật biển với dáng hình nhỏ bé nhưng mang trong mình những khả năng đáng kinh ngạc, được ví như “võ sĩ quyền anh” của đại dương. Cùng khám phá sức bật của tôm tít và bí mật về những cú đấm mạnh mẽ đã giúp chúng nổi danh trong thế giới hải sản.

Tôm tít
• 10:44 12/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 10:22 07/11/2024

Ngắm nhìn loài hải tiêu đáng yêu tựa nhân vật hoạt hình

Nhiều người tự hỏi: “Liệu những nhân vật hoạt hình chúng ta thường thấy có phải là hình mẫu từ thế giới tự nhiên hay không?” Bởi càng ngày chúng ta càng phát hiện nhiều sinh vật biển có ngoại hình độc đáo và chính điều đó khiến chúng trở nên rất “lạc loài” với thế giới thực.

Loài hải tiêu mới
• 10:07 01/10/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 13:02 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 13:02 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 13:02 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 13:02 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 13:02 25/11/2024
Some text some message..