Rong bún - nguồn thức ăn tự nhiên cho sản xuất giống thủy sản

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Việt Nam đã tìm ra một loại nguyên liệu mới làm thức cho ấu trùng tôm.

Rong bún - nguồn thức ăn tự nhiên cho sản xuất giống thủy sản
Ảnh: ljdlb.com

Việc tìm kiếm một nguồn thức ăn thay thế khác ít tốn kém hơn và giảm thiểu các giai đoạn sản xuất phức tạp, nhưng vẫn đảm bảo được các tiêu chí như dinh dưỡng và khả năng hấp thụ không thua kém so với tảo đơn bào đã được quan tâm trong các trại sản xuất giống thủy sản.

SCD là từ viết tắt của “Single cell detritus” -mãnh vụn hữu cơ đơn bào thường bao gồm các cơ thể hoặc các mảnh của các sinh vật chết do các quần xã vi sinh vật, nấm mốc xâm chiếm tạo nên những mảnh vụn có kích thước đa dạng.


Mãnh vụn hữu cơ từ rong và tảo biển đã được ứng dụng nhiều trong sản xuất giống thủy sản. Ảnh: promac.no

Đã có nhiều nghiên cứu tạo SCD từ rong biển để làm thức ăn cho động vật thân mềm, Uchida (1996) sử dụng các tính chất phân hủy của vi khuẩn biển Alteromonas espejiana để tạo ra mùn hữu cơ nguyên sinh (protoplasmatic detritus) từ rong bẹ Laminaria japonica. Tương tự, Uchida and Numaguchi (1997) áp dụng các kỹ thuật tương tự để có được dạng tế bào (SCD) từ rong Ulva pertusa, và cho thấy rằng các hạt này có thể dễ dàng tiêu thụ bởi ấu trùng của loài nghêu Ruditapes philippinarum.

Các hạt SCD có đường kính 2-10 µm, tương tự như kích thước của các loài tảo như Pavlova lutheri, Isochrysis galbanaTetraselmis suecica, do đó có thể sử dụng SCD làm thức ăn ở các trại sản xuất giống động vật thân mềm. Theo Felix and Pradeepa (2011), SCD có hàm lượng đạm thô là 35%, do đó có giá trị dinh dưỡng cao. Các hạt SCD có có thể được sản xuất với các kích cỡ khác nhau, theo nhu cầu dinh dưỡng của mỗi loài, có thể thay thế một phần hoặc hoàn toàn các loài vi tảo làm thức ăn trong trại sản xuất giống, ngoài ra SCD có thể được lưu trữ lên đến một năm ở nhiệt độ phòng.

Nghiên cứu Ngô Thị Thu Thảo, Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Huỳnh Anh Huy và Lê Phước Trung - Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ đã được thực hiện nhằm xác định phương pháp thích hợp để bảo quản sản phẩm SCD từ rong bún (Enteromorpha intestinalis) và đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng SCD làm thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của Artemia.

Quy trình sản xuất mãnh vụn hữu cơ đơn bào (SCD) từ rong bún

Quy trình này gồm ba bước:

1) Xay nhuyễn bột rong khô và rây qua mắt lưới 200 µm;

2) Ngâm bột rong trong 2 giờ sau đó ủ với nấm men 48 giờ;

3) Lọc qua mắt lưới 50 µm và ly tâm để cô đặc sản phẩm. Phần ly tâm thu được SCD cô đặc và giữ lạnh ở 4oC gọi là SCD tươi (SCD-T); phần khác đem đi sấy gọi là SCD khô (SCD-K). Kết quả cho thấy SCD-T tươi có thời gian bảo quản ngắn trong khoảng 15 ngày ở nhiệt độ 4°C, trong thời gian bảo quản mật độ các hạt SCD có xu hướng giảm trong khi SCD-K khô có thời gian bảo quản lâu hơn.

Mãnh vụn rong bún làm thức ăn cho artemia

Artemia được cho ăn với năm loại thức ăn khác nhau trong đó đối chứng là thức ăn tôm sú số 0 và bốn nghiệm thức còn lại là dạng khô và dạng tươi với các mức thay thế thức ăn tôm sú tương ứng là 50% và 100%.

Kết quả: Artemia đạt chiều dài, tỷ lệ sống (63,8%) và các chỉ số sinh sản cao nhất (49,3 phôi/con cái) khi sử dụng 100% thức ăn tôm sú. Tuy nhiên, khi kết hợp 50% thức ăn SCD-K với 50% thức ăn tôm cho kết quả về tỷ lệ sống đạt 54,67 % sau 14 ngày nuôi và khả năng sinh sản của Artemia với sức sinh sản đạt 34,1 phôi/con cái. Kết quả cho thấy khẩu phần ăn có tỷ lệ SCD khô thấp hơn 50% có thể được nghiên cứu ứng dụng làm thức ăn thay thế cho Artemia.

Nghiên cứu này đã cho thấy việc bổ sung mảnh vụn hữu cơ đơn bào sản xuất từ rong bún có thể thay thế gần 50% thức ăn cho Artemia nhằm giảm chi phí nuôi. Báo cáo này cung cấp thêm một nguồn thức ăn thay thế sẵn có và giá rẻ tại Việt Nam.

Đăng ngày 17/10/2018
Theo Tạp Chí Khoa học Trường ĐH Cần Thơ
Kỹ thuật

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 00:47 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 00:47 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 00:47 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 00:47 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 00:47 16/11/2024
Some text some message..