Rong sụn đỏ giúp tôm thẻ chân trắng chống lại bệnh phát sáng

Nghiên cứu đã đưa ra một chất phụ gia thức ăn từ rong sụn giúp cơ thể tôm chống chọi lại tác nhân gây bệnh phát sáng do vi khuẩn Vibrio harveyi một cách hiệu quả thông qua hoạt động bảo vệ gan cho tụy tôm.

Rong sụn đỏ giúp tôm thể chân trắng chống lại bệnh phát sáng
Rong sụn đỏ giúp tôm thể chân trắng chống lại bệnh phát sáng

Ngành nuôi trồng thủy sản đóng một vai trò quan trọng đối với an ninh lương thực và dinh dưỡng toàn cầu. Theo số liệu thống kê mới nhất được FAO thu thập trên toàn thế giới, sản lượng cá và cây trồng trên thế giới kết hợp đạt 101,1 triệu tấn (MT) trong năm 2014, với tổng giá trị ước tính là 165,8 tỷ USD. Rong biển đóng góp 27,3 tấn (5,6 tỷ USD) theo FAO vào năm 2016. Indonesia hiện là nước đóng góp chính (36,9%) cho sự tăng trưởng sản lượng rong biển trên thế giới, với việc trồng các loài rong biển nhiệt đới như rong sụn đỏ Kappaphycus alvarezii và rong Eucheuma spp. (FAO, 2016). Trong năm 2014, hoạt động đã chiếm 8,2% (8,3 tấn) sản lượng nuôi trồng thủy sản theo diện tích nhưng lên đến 21,7% (35 tỷ USD) theo giá trị. Châu Á vẫn chiếm 90% diện tích nuôi tôm toàn cầu. Trong những năm gần đây, sản lượng tôm nuôi toàn cầu đã không ngừng tăng lên. Bên cạnh bệnh do virus thì các bệnh gây thiệt hại lớn cho ngành tôm toàn cầu chủ yếu là do Vibrio spp. gây ra. Đặc biệt là V. harveyi gây bệnh phát sáng được coi là tác nhân gây bệnh chính trong tôm giai đoạn ương giống. 

Kháng sinh đã được sử dụng trong nỗ lực kiểm soát những vi khuẩn này, nhưng hiệu quả còn thấp và nguy cơ kháng kháng sinh trên tôm. Các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh phát triển nhanh chóng có nguy cơ truyền tính kháng với mầm bệnh cho hệ vi sinh của con người. Do đó, cần phát triển các phương pháp thay thế việc điều trị bằng kháng sinh trong tương lai. Trong những năm gần đây, một số loài rong biển cho thấy hoạt tính sinh học như là chất kích thích miễn dịch. Và gợi ý rằng hoạt tính sinh học của các hợp chất chiết xuất từ rong biển đóng một vai trò quan trọng trong việc chất chống oxy hóa, kháng virus và cả kháng khuẩn. 

Một số nghiên cứu cho rằng rong biển hoặc vi tảo cung cấp một loạt các chất chuyển hóa và hợp chất với hoạt tính sinh học tự nhiên có tính kháng khuẩn, chẳng hạn như axit béo không bão hòa, polysaccharides, phlorotannin, các hợp chất phenolic khác, và cả carotenoids. Ngoài ra trong rong sụn đỏ có chứa nhiều khoáng chất như Canxi, Magie, Kẽm và một số amino acid có lợi cho sức khỏe động vật. Hoạt tính kháng khuẩn của rong sụn đỏ Kappaphycus alvareziiwas được báo cáo có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh do vi khuẩn gây ra ở động vật. Gần đây, Sakthivel và cộng sự báo cáo rằng sử dụng rong sụn đỏ vào việc làm giàu Artemia nauplii có thể tăng cường sự phát triển của tôm và chống lại stress mặn và nhiễm Vibrio trong hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong giai đoạn ương giống.


Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của rong sụn đỏ Kappaphycus alvarezii đóng vai trò là sản phẩm phụ gia bổ sung vào thức ăn tác động lên quá trình tăng trưởng, tỷ lệ sống và khả năng kháng bệnh của tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei đối với vi khuẩn Vibrio harveyi đã được đánh giá trong giai đoạn ương giống. 

Rong sụn đỏ giúp tôm chống lại bệnh phát sáng

Tôm được cho ăn trong 30 ngày với bốn chế độ ăn khác nhau: đối chứng (0 g/kg), 5 g/kg, 10 g/kg và 15 g/kg thức ăn bổ sung rong sụn đỏ. Thí nghiệm được đánh giá trong 8 tuần với mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần.

Kết quả cho thấy việc bổ sung rong biển ở nồng độ cao hơn (10 và 15 g/kg) đã giúp tăng cường tỷ lệ sống của tôm. Tổng sản lượng cao nhất thu được trong nhóm tôm được cho ăn với chế độ ăn rong sụn 15 g/kg (P> 0,05) so với các nhóm khác. 

Sau thử nghiệm cho ăn, thử nghiệm gây bệnh với vi khuẩn V. harveyi đã được thực hiện trên nhóm tôm trước đây được cho ăn với chế độ ăn rong sụn 15 g/kg. Kết quả cho thấy rằng việc bổ sung rong sụn làm tăng đáng kể lên đến 10% tỷ lệ sống của tôm cao hơn sau khi nhiễm Vibrio. 

Hình B: Gan tụy tôm cho ăn rong biển sau đó gây nhiễm thực nghiện Vibrio có dấu hiệu teo nhỏ. Hình C: Tôm không được ăn bổ sung rong biển gan tụy teo nhỏ, nhiều tế bào bong tróc và hư hại nặng

Dựa trên các kết quả phân tích mô bệnh học, gan tụy từ tôm bổ sung rong sụn nghiên cứu các tổn thương tế bào biểu mô ống thận do nhiễm Vibrio, cho thấy rằng các hợp chất chứa trong sản rong sụn đỏ K. alvarezii có thể bảo vệ gan tụy của tôm khỏi tác động gây bệnh từ Vibrio. 

Kết quả này cho thấy rong sụn đỏ K. alvarezii bổ sung vào chế độ ăn của tôm giúp bảo vệ tôm chống lại vi khuẩn V. harveyi trong giai đoạn ương nuôi. Đồng thời việc bổ sung rong biển có thể bảo vệ tôm chống lại nhiễm Vibrio harveyi và do đó làm tăng tỷ lệ sống của tôm sau khi nhiễm mầm bệnh. Các nhà khoa học cũng gợi ý rằng cần nghiên cứu sâu hơn để tập trung vào việc xây dựng chế độ ăn bổ sung rong biển, phù hợp với yêu cầu về mức dinh dưỡng cho nuôi tôm. Quá trình lên men của các sản phẩm rong biển trước khi sử dụng có thể được thực hiện để tăng mức protein của chế độ ăn từ đó tăng cường sự phát triển của nuôi tôm.

Báo cáo của Gede Suantika và công sự được đăng trên Omicsonline

Đăng ngày 13/06/2018
TRỊ THỦY Lược dịch
Nguyên liệu

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 15/04/2024

Giun biển làm thức ăn thủy sản

Nghiên cứu mới đã cho thấy tiềm năng của giun enchytraeid, loài ăn các vật liệu hữu cơ như rong biển mục nát, như một sự thay thế bền vững hơn cho các thành phần thức ăn thủy sản truyền thống.

Giun biển
• 09:57 15/04/2024

Nên dùng thảo dược nào cho tôm thẻ?

Tập trung tìm kiếm các giải pháp thay thế từ tự nhiên, đó chính là thảo dược!

Thảo dược
• 08:00 10/04/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:44 29/03/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 21:29 18/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 21:29 18/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 21:29 18/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 21:29 18/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 21:29 18/04/2024