Sau nhiều năm sản lượng còn thấp, Ấn Độ hiện đang nổi lên như một nhà sản xuất tôm hàng đầu cho thị trường toàn cầu. Trong năm 2013, Ấn Độ đã trở thành nhà cung cấp tôm hàng đầu vào thị trường Hoa Kỳ, vượt qua Thái Lan và Việt Nam. Diện tích ao nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) được nuôi là 25.000 ha, và tôm sú (Penaeus monodon) là 60.000 ha, một số diện tích ao nuôi tôm sú đang được chuyển đổi sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Sản lượng tôm nuôi dự kiến sẽ còn tăng với việc chuyển đổi từ các ao cá nước ngọt sang nuôi tôm.
Với sự đe dọa của EMS, ngành công nghiệp nuôi tôm của Ấn Độ tuân thủ lệnh cấm nhập khẩu tôm bố mẹ từ các nước có EMS. Vào năm 2013, nhà cung cấp tôm bố mẹ nhập khẩu duy nhất từ nguồn tôm cải thiện chất lượng của (SIS) ở Florida, Mỹ. Trong năm 2013, Ấn Độ đã thành lập một Trung tâm giống bố mẹ (BMC) ở Visakhapatnam, trong một chương trình hợp tác với Trung tâm Nuôi trồng thủy sản Rajiv Gandhi (RGAC). Sản lượng Post hiện tại của trung tâm mới đạt 20 tỷ PL, nhưng có thể cung cấp đến khoảng 40 tỷ PL để đáp ứng nhu cầu nuôi cho năm 2014.
Năm 2013, Ấn Độ đã có 300 trại sản xuất giống tôm hoạt động, hầu hết trong số (70%) trại là ở bang Andhra Pradesh, chỉ có 40% trong số đó đã được đăng ký với chính phủ và có thể nhập khẩu tôm bố mẹ. Ấn Độ là nước duy nhất mà chính phủ yêu cầu tất cả các cơ sở nhập khẩu tôm chân trắng bố mẹ phải được chuyển qua Trạm kiểm dịch thủy sản (AQF) ở Neelankarai, Chennai, nơi chúng được cách ly kiểm dịch trong 5 ngày. Năm 2013, AQF đã kiểm dịch tôm bố mẹ nhập khẩu đạt 118.500 cặp/năm và sẽ không thể theo kịp với nhu cầu về kiểm dịch tôm bố mẹ. Nguồn cung cấp bổ sung đàn tôm bố mẹ trong nước có thể được đáp ứng nhờ vào hệ thống trại BMC ở Trung tâm Nuôi trồng thủy sản Rajiv Gandhi trong đó có công suất hàng năm của trại là 45.000 cặp và có thể tăng thêm.