Sản xuất giống và thả nuôi thủy sản tại Phú Yên

Phú Yên hiện có 105 cơ sở sản xuất giống thủy sản với các qui mô khác nhau, phân bố khá đều tại ba khu vực: huyện Đông Hòa (30,5%), thành phố Tuy Hòa (34,3%) và thị xã Sông Cầu (35,2%). Trong đó, đối tượng sản xuất chính vẫn là tôm chân trắng (27 cơ sở), tôm sú (29 cơ sở). Ngoài ra còn có các cơ sở sản xuất giống cua (09 cơ sở), ốc hương (17 cơ sở) và đối tượng khác 02 cơ sở.

sản xuất giống
Ảnh minh họa

Kết quả sản xuất giống năm 2013

Đến năm 2013, Phú Yên có 94 cơ sở sản xuất giống thủy sản với sản lượng 820 triệu con. Trong hai tháng đầu năm 2014, toàn tỉnh có 74 cơ sở sản xuất tôm giống đã sản xuất được 50 triệu con PL12. 

Nhìn chung, năng lực sản xuất của các cơ sơ chưa đáp ứng đủ nhu cầu con giống trên toàn tỉnh. Với diện tích nuôi cả tỉnh là 2.500 ha và nhu cầu con giống khoảng 2,5 tỷ con/năm, các cơ sở trong tỉnh chỉ mới đáp ứng được 33% nhu cầu.

Phú Yên có thể sản xuất tôm giống quanh năm

Qua so sánh các yếu tố môi trường (gồm: nhiệt độ, độ pH, độ mặn), đối chiếu theo các quy chuẩn về chất lượng nước để sản xuất giống của QCVN 02-15:2009/BNNPTNT ban hành kèm theo Thông tư số 82/2009/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT thì các thông số môi trường tại Phú Yên là phù hợp cho các cơ sở sản xuất tôm giống hoạt động quanh năm. Cụ thể là: nhiệt độ bình quân 12 tháng trong năm là 28oC, độ pH là 8 và độ mặn là 30‰. Chỉ một số cơ sở sản xuất giống được xây dựng quá gần khu dân cư, như: khu vực sản xuất giống xã Hòa Hiệp Trung, huyện Đông Hòa, khu vực Xuân Đài huyện Sông Cầu... phải hết sức chú ý, không để nhiễm mặn nguồn nước ngọt sinh hoạt của người dân xung quanh. 

Kết quả quản lý chất lượng tôm giống

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện việc kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y được 31 cơ sở (trong đó: tôm sú 15, tôm chân trắng 8, ốc hương 6, cua 2) và kiểm dịch được 37,65 triệu tôm giống (đạt khoảng 80% số giống sản xuất). Đối với việc giám sát dịch bệnh, đã thu 13 mẫu tại 04 điểm (Hòa Tâm, Hòa Hiệp Nam, An Chấn và Hòa Hiệp Bắc) để xét nghiệm các chỉ tiêu WSSV, TSV, YHV, AHPND, chỉ phát hiện duy nhất một mẫu bị bệnh đốm trắng.

Công tác thả nuôi thủy sản

Theo khung lịch mùa vụ thả nuôi tại Thông báo số 149/TB-SNN ngày 28/11/2013 của Sở NN&PTNT Phú Yên thì kế hoạch thả nuôi tôm nước lợ trong quý I năm 2014 là 590 ha (thị xã Sông Cầu 100 ha, huyện Tuy An 350ha, huyện Đông Hòa 130 ha, thành phố Tuy Hòa 10 ha). Để hạn chế dịch bệnh xảy ra trên tôm nuôi trong năm 2014, ngoài việc thông báo khung lịch thời vụ nuôi tôm nước lợ, nước mặn, Sở cũng đã có kế hoạch phòng chống dịch bệnh động vật thủy sản năm 2014. Theo đó, các vùng nuôi trên địa bàn tỉnh chỉ nuôi 1 vụ tôm sú hoặc 2 vụ tôm chân trắng (riêng vùng nuôi trên cát ở huyện Đông Hòa có thể thả 2 vụ tôm sú hoặc 3 vụ tôm chân trắng). 

Sau khi kết thúc vụ nuôi tại những vùng nuôi tôm một vụ, thời gian còn lại trong năm có thể nuôi luân canh các đối tượng thủy sản khác như cá rô phi đơn tính, cá măng, hải sâm, rong câu, cua xanh… để cải tạo môi trường ao nuôi. Đối với các vùng nuôi có đáy bùn, khuyến khích nuôi ghép tôm nước lợ với một số đối tượng như cá rô phi, rong biển, vẹm xanh, hàu. Những ao hồ khi thả nuôi bị bệnh thì phải xử lý kỹ trước khi thả nuôi lại, thời gian xử lý ít nhất là 1 tháng. Bên cạnh đó, các hộ nuôi thủy sản phải cải tạo kỹ ao nuôi, vệ sinh sạch sẽ lồng bè và khu vực vùng nuôi, chọn con giống tốt sạch bệnh, thả nuôi đúng lịch thời vụ và chú ý mật độ thả nuôi tại từng vùng nuôi cụ thể. 

Hai tháng đầu năm 2014, Sở đã tích cực tổ chức giám sát vùng nuôi, tăng cường kiểm tra việc thực hiện lịch thời vụ, có kế hoạch xử lý các trường hợp thả tôm trước lịch thời vụ và xử lý triệt để ao nuôi khi có dịch bệnh xảy ra. Đồng thời, hướng dẫn các hộ nuôi tôm sản xuất theo nhóm, tổ cộng đồng, thường xuyên theo dõi thời tiết cũng như tình hình thả nuôi, dịch bệnh trên địa bàn để chủ động biện pháp phòng ngừa thích hợp. Nhìn chung, các cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm giống và vật tư liên quan đến nuôi trồng thủy sản chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước. Các hộ nuôi tôm thực hiện thả nuôi tôm đúng lịch thời vụ, chọn tôm giống đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng và nuôi đúng quy trình kỹ thuật.

Ngoài các đối tượng nuôi quen thuộc, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Phú Yên đã tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi một số đối tượng mới, xây dựng mô hình nuôi thủy sản an toàn dịch bệnh và ứng dụng các kỹ thuật mới vào nuôi tôm. Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản tiếp tục nghiên cứu, sản xuất các loại giống mới có chất lượng, giá trị kinh tế cao chuyển giao cho các hộ nuôi trong tỉnh; định kỳ thu mẫu tại các vùng nuôi trồng thủy sản, phân tích chỉ tiêu môi trường và đưa ra các cảnh báo cho các hộ nuôi.

Hai tháng đầu năm 2014, thời tiết diễn biến bất thường, nhiệt độ thấp kéo dài ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của đối tượng sản xuất giống nên lượng giống sản xuất ra còn thấp. Hiện các vùng nuôi tôm nước lợ trong tỉnh đang cải tạo ao nuôi, chuẩn bị nguồn tôm giống để thả nuôi vụ 1 năm 2014. Trong năm nay, Phú Yên sẽ cố gắng nghiên cứu và áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh và dập dịch hiệu quả (nhất là bệnh hoại tử gan tụy cấp); đồng thời kiểm soát chặt chẽ chất lượng giống thủy sản, không để phát sinh dịch bệnh.

FICen/Tổng cục thủy sản, 17/03/2014
Đăng ngày 18/03/2014
Nuôi trồng

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 20/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 10:19 19/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:55 19/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 11:35 18/11/2024

Tự tin thể hiện ý tưởng cùng Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới

Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới là cuộc thi viết được tổ chức bởi Tép Bạc. Cuộc thi dành cho tất các các đối tượng sinh viên đam mê ngành thủy sản tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các bạn tự do thể hiện mọi góc nhìn và ý tưởng của mình đối với ngành thủy sản.

Cuộc thi viết
• 12:38 20/11/2024

Đặc điểm sinh sản kỳ thú của rồng lá biển

Rồng lá biển (Phyllopteryx) là một trong những loài sinh vật biển kỳ thú bậc nhất với vẻ ngoài vô cùng độc đáo, khiến chúng dễ bị nhầm lẫn với thực vật hơn là động vật.

Rồng lá biển
• 12:38 20/11/2024

Niềm tự hào của người ươm mầm tương lai

Thuở còn đi dạy, tôi thường lên mạng tìm kiếm tài liệu bổ sung cho các bài giảng của mình. Một lần tình cờ tôi tìm đến trang web có tên rất ngộ nghĩnh và dễ thương: Tepbac.

Anh Trần Duy Phong
• 12:38 20/11/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 12:38 20/11/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:38 20/11/2024
Some text some message..