Sản xuất lươn giống thu bạc tỉ

Nhiều năm qua, ông Huỳnh Văn Ri (Hai Ri, ấp Long Công, xã Phú Lộc, H.Tam Bình, Vĩnh Long) đã truyền nghề cho các con để cùng sản xuất lươn giống bán khắp cả nước, thu về tiền tỉ mỗi năm.

lươn
Ông Hai Ri bên các bể nuôi lươn của gia đình - Ảnh: Thanh Đức

Nhiều năm qua, ông Huỳnh Văn Ri (Hai Ri, ấp Long Công, xã Phú Lộc, H.Tam Bình, Vĩnh Long) đã truyền nghề cho các con để cùng sản xuất lươn giống bán khắp cả nước, thu về tiền tỉ mỗi năm.

Thuần hóa lươn đồng

Năm 2008, ông Hai Ri là người khởi xướng phong trào nuôi lươn đồng và sản xuất lươn giống ở Tam Bình. Ông Hai Ri kể lúc đó việc đầu tiên ông làm là tự đi bắt lươn nhỏ ngoài đồng để vào bể nuôi, sau đó ông đi bắt ốc về cho lươn ăn. Việc làm này tưởng đơn giản nhưng lại vô cùng khó khăn do lươn đồng sống trong môi trường tự nhiên khó thích ứng, chậm ăn và kém phát triển trong môi trường nuôi nhốt. Thế nhưng, với các kiến thức đã có cộng thêm lòng kiên trì, ông Hai Ri đã thành công trong việc “thuần hóa” lươn đồng, số lượng lươn con trên dần phát triển tốt. Do điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn nên ông Hai Ri đầu tư ban đầu chỉ có 3 bể nuôi thô sơ. Để nâng cao hiểu biết và tìm nguồn tiêu thụ lươn giống, ông Hai Ri chủ động tham gia hội thảo, tọa đàm về sản xuất nông nghiệp ở các địa phương trong vùng.

Không phụ lòng kiên trì, trong năm 2009, ông Hai Ri thu hoạch được 10.000 con lươn giống. Đến năm 2013, ông đã phát triển được 30 bể kiên cố trên diện tích 2.000 m2 và năm đó ông bán được 300.000 con lươn giống (trong đó miền Bắc khoảng 80.000 con, miền Trung 20.000 con, còn lại là các địa phương trong vùng) thu lời hơn 1 tỉ đồng. Kế hoạch năm 2015, ông Hai Ri sẽ xuất bán từ 500.000 - 800.000 con lươn giống tại các tỉnh, thành trong cả nước, lời khoảng 1,5 tỉ đồng. Trong 2 năm qua, cũng có nhiều người ở Nhật và Hàn Quốc đến đăng ký mua nhưng ông chưa ký hợp đồng vì số lượng giống không đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Truyền nghề cho con

Từ những kinh nghiệm rút ra được trong quá trình thuần dưỡng và ươm lươn giống từ lươn đồng, ông Hai Ri đã truyền đạt cho các con để cùng sản xuất. Theo ông Hai Ri, những bể nuôi lươn chủ yếu đặt ở nơi đất cao gần cạnh nhà; sử dụng bạt chứa nước, bùn, lục bình và một số loại rau để tạo môi trường gần giống với tự nhiên. Chiều cao mỗi bể từ 1 - 1,3 m, mực nước trong bể trung bình từ 20 - 30 cm, phải thay nước mỗi tuần từ các ao lắng không nhiễm mầm bệnh. Ông Hai Ri khoe: “3 con của tôi đã học hỏi từ kinh nghiệm của cha nên tiếp tục theo nghề sản xuất lươn giống. Năm 2013, mỗi đứa đã xuất bán được cả trăm ngàn con lươn giống và phát triển thêm từ 10 - 15 bể nuôi.

Hiện các con của ông Hai Ri như anh Huỳnh Ngọc Giàu (xã Song Phú, H.Tam Bình) có 10 bể, hằng năm sản xuất khoảng 100.000 con; anh Huỳnh Ngọc Ẩn (xã Hòa Hiệp, H.Tam Bình) có 15 bể, sản xuất 150.000 con; chị Huỳnh Thanh Thủy (xã Mỹ Thạnh Trung, H.Tam Bình) có 10 bể, sản xuất trên 100.000 con… Còn người con út Huỳnh Đức Trọng (22 tuổi) đang là sinh viên năm cuối của Trường CĐ cộng đồng Vĩnh Long chuyên ngành thủy sản sẽ cùng ông Hai Ri phát triển nghề nuôi và ươm lươn giống của gia đình…

Sau khi có những thành công, ông Hai Ri hay giúp đỡ bà con nghèo tại ĐBSCL bằng cách bán lươn giống giá rẻ và sẵn sàng đi đến tận nơi hướng dẫn cách chăm sóc, sản xuất lươn thịt. Ngoài ra, ông Hai Ri còn thuê nhiều người nghèo ở địa phương kiếm thức ăn cho lươn, nhờ đó có thêm thu nhập vào những lúc nhàn rỗi. Với những thành tích đạt được và những đóng góp trên, nhiều năm liên tiếp, ông Hai Ri được T.Ư Hội Nông dân VN tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng hội và phong trào nông dân. Tháng 7.2014, Bộ LĐ-TB-XH tặng bằng khen cho ông Hai Ri vì đã có công tiêu biểu khắc phục khó khăn vươn lên đạt thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất năm 2014.

Thanh Niên, 13/05/2016
Đăng ngày 18/05/2016
Thanh Đức
Nuôi trồng

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 13:07 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 13:07 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 13:07 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 13:07 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 13:07 26/11/2024
Some text some message..