Sạt lở đê biển nghiêm trọng, ảnh hưởng 500ha nuôi thủy sản

Nhiều đoạn đê dọc tuyến đê biển ở 2 xã Vân Khánh, Vân Khánh Tây (huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang) đã tiềm ẩn nguy cơ vỡ, có điểm đê bị sóng đánh sạt lở chỉ còn 1-2m. Thiệt hại do sạt lở của những năm trước để lại khiến cho người dân và chính quyền địa phương vô cùng lo ngại khi bước vào mùa mưa bão năm nay.

Sạt lở đê biển
Một đoạn đê mới bị sạt lở nghiêm trọng tại vàm Tiểu Dừa, xã Vân Khánh Tây, huyện An Minh tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Nguyên Anh

Sạt lở chồng sạt lở

Xã Vân Khánh Tây có tuyến đê biển dài khoảng 6km, toàn bộ đai rừng thuộc khu vực này hầu như mất gần hết. Những năm gần đây, hiện tượng sạt lở trở nên phức tạp, nghiêm trọng hơn. Mỗi năm lại có thêm từ 10 - 20m rừng phòng hộ bị nước biển cuốn trôi. Nhất là vào mùa mưa bão, sóng đánh mạnh, mỗi ngày lại có các điểm bị sạt lở mới chồng lên những điểm sạt lở cũ.

Theo kết quả khảo sát của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NNPTNT tỉnh Kiên Giang, khu vực vàm Tiểu Dừa (thuộc ấp Cây Gõ, xã Vân Khánh Tây) có thêm 5 điểm mới bị sạt lở với chiều dài 218m cần bố trí gia cố kè chắn sóng mới. Hai đoạn đê dài 200m đã có kè rọ đá nhưng bị sụp lún, thủy triều lên tràn qua đê, cần gia cố để đảm bảo khả năng chắn sóng trong mùa mưa này.  

Ông Huỳnh Văn Khôi - Phó Chủ tịch UBND xã Vân Khánh Tây - cho biết: “Tình hình sạt lở đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của 30 hộ dân, 500ha đất nuôi trồng thủy sản sẽ bị thiệt hại. Trước mắt, địa phương thực hiện chằng chống bằng cừ tre, dừa, đấp đất để khắc phục tạm thời. Về lâu dài, xã kiến nghị tỉnh sớm thi công gia cố các đoạn đê yếu, triển khai nhanh dự án khắc phục sạt lở để nhân dân an tâm sản xuất, sinh hoạt”.


Một đoạn đê mới bị sạt lở nghiêm trọng tại vàm Tiểu Dừa, xã Vân Khánh Tây, huyện An Minh tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Nguyên Anh

Ghi nhận thực tế ở xã Vân Khánh cho thấy, hiện nay gió nam thổi mạnh, sóng biển đánh dữ dội, nhất là khi triều cường dâng cao. Có những đoạn sạt lở tới chân đê, có nơi xâm lấn, cuốn trôi nhiều diện tích rừng phòng hộ.

Phó Chủ tịch UBND xã Vân Khánh Thái Văn Bích cho biết: “Hiện diện tích rừng còn chưa đến 50%, đời sống người dân rất bấp bênh. Các hộ nhận giao khoán gặp khó khăn, nhiều diện tích nuôi tôm dưới tán rừng bị thiệt hại”. Theo ông Bích, xã đã kiến nghị tỉnh sớm triển khai thực hiện dự án chống sạt lở, khôi phục diện tích rừng phòng hộ để bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản người dân.

Chờ phê duyệt nguồn vốn khắc phục

Theo Sở NNPTNT tỉnh Kiên Giang, đoạn đê thuộc vàm Tiểu Dừa, xã Vân Khánh Tây nằm trong dự án khắc phục sạt lở từ vàm Tiểu Dừa - Chủ Vàng (An Minh), chiều dài kè 10km. Giải pháp khắc phục là thi công xây dựng hai hàng cọc ống bê tông ly tâm đường kính D300, phía trong 2 hàng cọc đổ đá hộc. Trên đầu cọc được liên kết với nhau bằng hệ thống các dầm, giằng bằng bê tông cốt thép.


Ảnh chụp từ trên cao khu vực sạt lở cũ tại Vàm Tiểu Dừa hồi cuối năm 2019. Ảnh: Nguyên Anh

Ông Nguyễn Văn Tâm - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Kiên Giang - cho biết: "Dự án sử dụng nguồn vốn 200 tỉ đồng từ vốn vay Ngân hàng Thế giới, thực hiện từ năm 2016-2022. Hiện tỉnh đang chờ ý kiến của Ngân hàng Thế giới về thiết kế chi tiết, phê duyệt thiết kế và tổ chức đấu thầu xây lắp, triển khai thi công trong quý 3/2020, hoàn thành trong vòng 12 tháng".

Theo ông Tâm, hiện nay, khả năng cân đối nguồn vốn của tỉnh còn hạn chế, nhiều khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm nhưng bố trí vốn chưa kịp thời chưa liên tục. Do đó, tỉnh rất cần sự hỗ trợ từ Trung ương và kêu gọi các tổ chức cùng chung tay khắc phục sạt lở, góp phần ổn định đời sống nhân dân các xã ven biển.

Đăng ngày 19/06/2020
Nguyên Anh
Môi trường

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 10:10 22/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 10:48 15/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:57 13/01/2025

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Năm 2025 giảm khai thác 5,2% và tăng nuôi trồng 3,5%

Cục Thủy sản xác định mục tiêu năm 2025 phải giảm mạnh khai thác và tăng nuôi trồng để quyết tâm thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025 của Chiến lược phát triển thủy sản, khi năm 2024 đã chưa giảm được khai thác.

Tàu thuyền
• 00:37 05/02/2025

Làng cá bè đa sắc vào Xuân

Rực rỡ màu đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím nối nhau trải dài hơn cây số trên sông Châu Đốc, một nhánh của sông Hậu, thuộc thị trấn Đa Phước (An Phú, An Giang), làng cá bè truyền thống đang rộn ràng vào Xuân với dập dìu du khách bốn phương.

Làng cá
• 00:37 05/02/2025

Phân tích lợi ích kinh tế nuôi xa bờ so với nuôi gần bờ

Với lợi thế đường bờ biển dài và nguồn tài nguyên phong phú, Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ hai mô hình nuôi thủy sản chủ đạo: nuôi gần bờ và nuôi xa bờ. Nếu nuôi gần bờ mang lại sự thuận tiện với chi phí đầu tư thấp, thì nuôi xa bờ lại tạo cơ hội gia tăng sản lượng và giá trị xuất khẩu vượt trội.

Nuôi thủy sản xa bờ
• 00:37 05/02/2025

Tổng hợp 10 loài cá cảnh dễ nuôi nhất mà bạn nên biết

Bể cá cảnh không chỉ mang đến vẻ đẹp sinh động cho không gian sống mà còn giúp thư giãn hiệu quả, xua tan những căng thẳng trong cuộc sống bận rộn hiện đại. Đối với người mới, việc chọn loài cá cảnh phù hợp sẽ là bước đầu tiên quan trọng để bắt đầu thú vui này. Dưới đây là 10 loài cá cảnh dễ nuôi nhất, vừa khỏe mạnh, vừa dễ chăm sóc, giúp bạn tạo nên một bể cá ấn tượng và đẹp mắt.

Các loài cá cảnh
• 00:37 05/02/2025

Các biện pháp chống trộm tôm, bảo vệ mùa vụ trong giai đoạn thu hoạch

Giai đoạn thu hoạch là thời điểm quan trọng đối với người nuôi tôm, bởi đây là lúc công sức đầu tư cả mùa vụ được đền đáp. Tuy nhiên, thời điểm này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt là nạn trộm tôm – một vấn đề khiến nhiều hộ nuôi lo lắng. Các vụ trộm không chỉ gây thiệt hại tài chính mà còn làm ảnh hưởng đến tinh thần và hiệu quả sản xuất của người nuôi. Vì vậy, áp dụng các biện pháp chống trộm và bảo vệ mùa vụ là nhiệm vụ cấp thiết.

Ao nuôi tôm
• 00:37 05/02/2025
Some text some message..