Sò quéo

Cùng với những loại ốc, sò sống ở vùng đầm biển, sò quéo là một trong những loại hải sản thuộc mặt hàng hiếm, được nhiều người ưa thích.

sò quéo
Sò quéo hấp sả - Ảnh: Tuy An

 

Về mặt hình thù, sò quéo có phần tương tự như con vẹm xanh nhưng to hơn. Thân của nó được cấu thành từ hai mảnh vỏ hình hạt xoài úp lại. Những mảnh vỏ này không thẳng mà ở giữa tự dưng cong quéo, có lẽ vậy mà người ta gọi là sò quéo.

Theo một số người dân ở biển, sò quéo không nhiều lắm nhưng có khắp dọc dài vùng biển miền Trung và Nam bộ, nhất là vùng biển từ Bình Định đến Bình Thuận. Người ta lặn bắt sò quéo trong các gành, rạn đá hoặc chúng thường đu bám bên ngoài các lồng bè nuôi tôm hùm, nuôi ốc hương để ăn ké mồi.

Sò quéo thịt rất ngon, có thể chế biến thành những món dân dã mà bổ dưỡng. Từ con sò mới bắt về, bên ngoài còn rong rêu bám đầy, người chế biến sẽ chà rửa phần vỏ cho sạch rong, đem ngâm xả vài nước cho nhả hết bùn đất. Sau đó có thể làm các món thông dụng như nướng mỡ phi hành, hấp, luộc hoặc nấu cháo đều ngon. Món sò nướng mỡ hành thì sau khi rửa phần vỏ sạch, con sò được tách làm đôi, phần thịt sò còn dính trong một bên vỏ, ta đem nướng ngửa trên lửa than, khi than đượm phần thịt trong vỏ sò sôi lên và chín, lúc đó cho ít hành phi dầu sẵn đổ vào thì thịt sò đã ngon lại càng hấp dẫn hơn.

Riêng món hấp hoặc luộc gần như nhau, chỉ khác một điều là có đổ nước vào nồi hay không đổ nước mà thôi. Vẫn rửa sạch, vẫn gia vị rồi đậy nắp nấu. Thế nhưng món hấp được nhiều người chuộng. Món này nước rất ngon, khi sò chín, phần thịt bên trong vàng ruộm, ăn ngọt và thơm. Sò hấp hay luộc đều đậm đà, chấm với muối tiêu hay nước mắm gừng. Sò nấu cháo thì cũng đem luộc, lấy phần nước sò đem nấu cháo rồi gỡ lấy phần thịt đem khử ít dầu, đợi cháo chín thì trút vào, nêm gia vị.

Một bữa ăn sò quéo ngon, chúng ta thường tạo một “bản nhạc đồng ca” cho sò quéo đi cùng. Ban đầu ta ăn món nướng. Nướng chín con nào ăn nóng con nấy mới cảm giác đã đời làm sao. Rồi có thể chuyển sang món sò hấp, luộc và cuối cùng là kiếm chút cháo sò cho mát lòng mát dạ... 

TNO
Đăng ngày 08/12/2012
Ẩm thực

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 09:49 12/11/2024

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

Đảo thiên đường Quan Lạn: Du lịch biển và khám phá "vàng ròng" của Quảng Ninh

Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, Quan Lạn còn nổi tiếng với đặc sản sá sùng - loài hải sản quý hiếm được mệnh danh là "vàng ròng" của vùng biển. Sá sùng không chỉ là nguyên liệu bổ dưỡng trong ẩm thực mà còn có giá trị kinh tế cao, góp phần tạo nên sự phong phú và độc đáo cho du lịch ẩm thực tại đảo.

Đảo Quan
• 14:09 19/10/2024

Hòn ngọc quý Phú Quốc: Hương vị đặc sắc từ "vàng đen" của đại dương

Phú Quốc, ngoài vẻ đẹp hoang sơ của biển đảo, còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích ẩm thực hải sản, đặc biệt là nhum biển. Nuôi nhum tại Phú Quốc không chỉ tạo nên nguồn hải sản tươi ngon mà còn mang đến cho du khách cơ hội khám phá những món ăn độc đáo, đậm chất địa phương.

Hòn đảo ngọc Phú Quốc
• 12:00 15/10/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 03:08 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 03:08 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 03:08 27/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 03:08 27/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 03:08 27/11/2024
Some text some message..