Sóc Trăng phát triển mạnh ngành nuôi tôm nước lợ

Sóc Trăng là tỉnh có tiềm năng rất lớn cho phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, trong đó, các địa phương gồm: Trần Đề, Cù Lao Dung và TX. Vĩnh Châu có tiềm năng cho cả nuôi trồng thủy sản theo hình thức nuôi tôm nước lợ thâm canh lẫn bán thâm canh.

nuôi tôm nước lợ
Mô hình nuôi tôm thẻ thâm canh theo quy trình VietGAP của anh Lâm Thành Lâm (Cù Lao Dung) hứa hẹn thu nhiều lợi nhuận. Ảnh: Thúy Liễu

Ngoài ra, một số địa phương khác như Mỹ Xuyên, Long Phú đã và đang phát triển mạnh nghề nuôi tôm nước lợ, đặc biệt huyện Mỹ Xuyên có mô hình nuôi tôm - lúa, nuôi tôm công nghệ cao phát triển ngày càng rộng tại các hộ nuôi trên địa bàn toàn huyện.

Đưa chúng tôi ra tham quan mô hình nuôi tôm thẻ thâm canh theo hướng VietGAP, anh Lâm Thành Lâm, ở ấp An Quới, xã An Thạnh 3 (Cù Lao Dung) bộc bạch: “Tôi gắn bó với nghề nuôi tôm được 15 năm, kinh nghiệm nuôi cũng đã nắm rõ nhưng thường mình nuôi tôm chưa đạt được sản lượng như mong muốn, chi phí nuôi cao. Mấy năm trở lại đây, tôi tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi tôm do ngành chuyên môn triển khai nên đã cải thiện được các kỹ thuật nuôi theo hướng hiện đại, tăng năng suất. Hiện nay, tôi áp dụng quy trình nuôi tôm thẻ thâm canh theo hướng VietGAP, diện tích 2.500m2, gần thu hoạch nhưng chi phí nuôi giảm từ 10 - 15% và tôm có độ lớn đồng đều, chắc chắn sản lượng sẽ rất tốt sau thu hoạch…”.

Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỹ Xuyên Tăng Thanh Chí chia sẻ: "Theo Quyết định số 362/QĐ-UBND, ngày 27-2-2017 của UBND tỉnh phê duyệt “Rà soát, bổ sung, xây dựng, quy hoạch chi tiết và phát triển bền vững nuôi tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng vào quy hoạch thủy sản tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030" thì năm 2020 Mỹ Xuyên có diện tích nuôi tôm là 18.000ha, sản lượng 32.850 tấn. Để đạt diện tích, sản lượng nêu trên, ngoài các hình thức nuôi tôm nước lợ, đơn vị còn đẩy mạnh thực hiện luân canh mô hình tôm - lúa. Trong những năm gần đây, hộ dân có điều kiện tốt tận dụng diện tích đất gần sông lớn, chuyển sang nuôi tôm theo hình thức siêu thâm canh - đây là hình thức nuôi hiện đại đạt năng suất cao hiện nay".

Với hình thức nuôi tôm siêu thâm canh nhằm đảm bảo môi trường xung quanh, huyện Mỹ Xuyên đã khuyến cáo hộ nuôi phải xây dựng hệ thống quy trình xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, đặc biệt phải thực hiện cam kết bảo vệ môi trường. Theo thống kê, toàn huyện có diện tích nuôi tôm siêu thâm canh là 280ha/150 hộ nuôi, hầu hết các hộ nuôi đều có ý thức làm hệ thống chất thải. Qua số liệu hộ ứng dụng mô hình nuôi tôm công nghệ cao cho thấy, chất lượng và sản lượng tôm nuôi nước lợ trên địa bàn huyện ngày càng phát triển, góp phần tăng sản lượng tôm trên toàn tỉnh.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Quách Thị Thanh Bình cho biết: “Diện tích nuôi tôm toàn tỉnh ước trên dưới 50.000ha/năm và theo chỉ tiêu của tỉnh giao thì đến cuối năm 2020 sản lượng tôm nước lợ đạt 167.000 tấn. Theo mục tiêu chung là sẽ phát triển tôm nuôi nước lợ thành ngành sản xuất hàng hóa, có hiệu quả cao, đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm và bền vững, góp phần thực hiện thành công tái cơ cấu ngành thủy sản; thích ứng biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn; thu hút các thành phần kinh tế tham gia vào ngành tôm, góp phần đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng; tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo đời sống kinh tế người dân ven biển”.

Để phát triển ngành tôm đến năm 2025 đạt sản lượng 355.000 tấn, ngành Nông nghiệp tỉnh sẽ quản lý tốt mùa vụ, vùng nuôi và bảo vệ môi trường sinh thái, bố trí đúng hình thức nuôi tôm theo từng đối tượng nuôi. Đồng thời, phát triển các mô hình hợp tác, liên kết dựa trên tổ chức các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, phân tán thành tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) để hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu lớn, tập trung có sự tham gia của người nuôi, người cung ứng thức ăn, chế phẩm sinh học và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ; đẩy mạnh mô hình hợp đồng liên kết cung cấp các dịch vụ nuôi và tiêu thụ sản phẩm trực tiếp với các THT, HTX, hạn chế qua các khâu trung gian để giảm giá thành sản xuất, tăng thu nhập cho người nuôi và doanh nghiệp; chuyển đổi cơ cấu một số vùng sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi thủy sản, điều chỉnh quy hoạch gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ.

Ngành nông nghiệp sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng, hệ thống sản xuất và phân phối giống, thức ăn, thuốc, vật tư đầu vào, hóa chất, ngành nghề phụ trợ phục vụ ngành nuôi tôm trên địa bàn tỉnh; quan trắc môi trường và kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh, bảo vệ môi trường và các vùng nuôi tập trung; vận động, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân nuôi tôm áp dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm với việc thực hiện quy trình VietGAP, GlobalGAP, ASC, BMP; nâng cao năng lực quản lý kỹ thuật tiên tiến, thân thiện với môi trường tại các vùng nuôi; hạn chế tối đa sử dụng hóa chất, khuyến khích sử dụng chế phẩm sinh học, hướng tới không sử dụng thuốc, kháng sinh cấm trong nuôi tôm…

Báo Sóc Trăng
Đăng ngày 08/07/2020
Thúy Liễu
Nuôi trồng

Khoáng K3 - Khoáng chất tự nhiên cho tôm nuôi

Công ty K3 là doanh nghiệp chuyên môn hóa sản xuất và cung cấp khoáng chất có nguồn tự nhiên cho nuôi tôm, với mục tiêu là đem đến cho người nuôi những sản phẩm khoáng chất lượng hàng đầu.

Khoáng trong nuôi tôm
• 10:42 08/09/2023

Giá thức ăn tôm tăng đến 44.000 đồng/kg, người nuôi điêu đứng

Nông dân các tỉnh ven biển miền Tây đang trong vụ nuôi tôm nhưng giá thức ăn cao chót vót, trong khi giá tôm giảm sâu nên bị lỗ, may ra huề vốn.

thức ăn tôm
• 10:07 06/07/2023

Ông Châu tâm huyết với nghề nuôi tôm công nghệ cao

Nhờ nắm bắt được thông tin về công nghệ mới trong nuôi tôm, ông Nguyễn Ngọc Châu (67 tuổi, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã nhanh chóng tiếp cận và mạnh dạn đầu tư. Đến nay, với thâm niên nghề nuôi tôm thẻ chân trắng gần 13 năm, ông đầu tư 3 ha ao nuôi áp dụng công nghệ Semi - Biofloc, gắn hệ thống đèn led trong các ao nuôi, thiết lập hệ thống máy móc hỗ trợ…

Hệ thống ao nuôi của ông Châu
• 09:49 03/07/2023

Vietshrimp 2023 đang diễn ra tại Cần Thơ

Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 4 (VietShrimp 2023) đang diễn ra tại Cần Thơ.

vietshrimp 2023
• 18:12 12/04/2023

Có thể chuyển đổi khoáng vô cơ thành khoáng hữu cơ được không?

Để có thể phát triển và duy trì sức khỏe ổn đinh, tôm rất cần bổ sung các loại khoáng chất cần thiết. Chất này đóng vai trò quan trọng, vì vậy việc cung cấp đủ khoáng chất là rất cần thiết qua từng giai đoạn.

Tôm thẻ
• 10:40 06/12/2023

Người nuôi cần làm gì khi giá tôm vẫn chưa thay đổi

Với tình hình giá tôm như hiện nay, người nuôi vẫn đang trong trạng thái lo lắng vô cùng. Giá tôm nguyên liệu, đặc biệt là giá tôm thẻ chân trắng giảm sâu. Trong khi đó giá các nguyên vật liệu sản xuất lại tăng cao khiến người nuôi tôm không có lãi, thậm chí là thua lỗ nặng nề.

Thu hoạch tôm
• 10:28 06/12/2023

Hiện tượng tôm ăn thịt lẫn nhau trong ao nuôi

Tôm rượt đuổi để ăn thịt lẫn nhau là hiện tượng mà những người nuôi tôm có thể bắt gặp được trong quá trình nuôi. Tuy không phổ biến, nhưng nhìn chung đây cũng làm một điều đang lo ngại vì chưa biết rõ nguyên nhân. Hôm nay Tép Bạc sẽ cùng bà con tìm hiểu một số nguyên nhân gây nên hiện tượng tôm ăn thịt nhau nhé!.

Tôm thẻ
• 10:00 06/12/2023

Thách thức nghề nuôi tôm hiện nay

Ngành  tôm Việt Nam đang đối mặt nhiều thách thức lớn. Thách thức đầu tiên đó là nhu cầu khách hàng ngoài nước mua sản phẩm tôm Việt Nam đang có xu hướng giảm.

Thu hoạch tôm thẻ
• 14:02 05/12/2023

Dầu đinh hương chống lại nhiễm trùng ở cá rô phi

Một nghiên cứu gần đây chỉ rõ vai trò hữu ích của dầu đinh hương được sử dụng như chất kích thích miễn dịch cho hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Dầu đinh hương
• 03:22 07/12/2023

Liều lượng thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo bao nhiêu là thích hợp cho ấu trùng tôm sú?

Tôm giống đóng vai trò then chốt cho sự thành công của một vụ nuôi. Và một trong những yếu tố quyết định chất lượng tôm giống chính là chất lượng và liều lượng thức ăn.

Tôm sú giống
• 03:22 07/12/2023

Có thể chuyển đổi khoáng vô cơ thành khoáng hữu cơ được không?

Để có thể phát triển và duy trì sức khỏe ổn đinh, tôm rất cần bổ sung các loại khoáng chất cần thiết. Chất này đóng vai trò quan trọng, vì vậy việc cung cấp đủ khoáng chất là rất cần thiết qua từng giai đoạn.

Tôm thẻ
• 03:22 07/12/2023

Người nuôi cần làm gì khi giá tôm vẫn chưa thay đổi

Với tình hình giá tôm như hiện nay, người nuôi vẫn đang trong trạng thái lo lắng vô cùng. Giá tôm nguyên liệu, đặc biệt là giá tôm thẻ chân trắng giảm sâu. Trong khi đó giá các nguyên vật liệu sản xuất lại tăng cao khiến người nuôi tôm không có lãi, thậm chí là thua lỗ nặng nề.

Thu hoạch tôm
• 03:22 07/12/2023

Hiện tượng tôm ăn thịt lẫn nhau trong ao nuôi

Tôm rượt đuổi để ăn thịt lẫn nhau là hiện tượng mà những người nuôi tôm có thể bắt gặp được trong quá trình nuôi. Tuy không phổ biến, nhưng nhìn chung đây cũng làm một điều đang lo ngại vì chưa biết rõ nguyên nhân. Hôm nay Tép Bạc sẽ cùng bà con tìm hiểu một số nguyên nhân gây nên hiện tượng tôm ăn thịt nhau nhé!.

Tôm thẻ
• 03:22 07/12/2023