Sự khác biệt giữa EHP và các vi bào tử trùng khác là gì?

Bệnh EHP đang trở thành mối đe dọa đáng lo ngại cho người nuôi tôm hiện nay. Mặc dù không gây ra tử vong hàng loạt cho tôm nhưng lại gây ra thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi do ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng và tốc độ phát triển của tôm.

Tôm thẻ
EHP giống như đại dịch ở thủy sản, nhất là ở tôm. Ảnh: Tép Bạc

EHP là gì? Tại sao lại coi EHP là dịch bệnh 

EHP là viết tắt của bệnh Enterocytozoon hepatopenaei, một bệnh trên tôm gây ra bởi vi bào tử trùng.

EHP trên tômEHP là dịch bệnh nguy hiểm gây nhiều thiệt hại cho người nuôi. Ảnh: Nghề Nông

Sự khác nhau giữa EHP và các vi bào tử trùng khác là EHP phá hủy các tế bào biểu mô hình ống ở gan tụy của tôm, do đó cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng bình thường của chúng. Mặc dù chưa chắc khiến tôm chết nhưng EHP thường được ghi nhận là nguyên nhân chính khiến tôm chậm lớn.  

Hầu hết khi tôm nuôi nhiễm vi bào tử trùng (EHP) thường không có dấu hiệu bệnh lý rõ ràng. Trong một số trường hợp, nhiều phần trên cơ thể tôm chuyển sang màu trắng đục. Tôm nhiễm vi bào tử trùng (EHP) thường có hiện tượng mềm vỏ, giảm ăn, chết rải rác và rỗng ruột. Kích thước thường không đồng đều ở tôm nuôi trong những ao nhiễm bệnh. 

Nguồn lây của bệnh EHP rất nhiều và khó kiểm soát: có thể lây từ tôm giống, từ thức ăn, từ môi trường,... 

  • Theo chiều dọc: vi bào tử trùng có thể tồn tại trong trứng của tôm mẹ (tôm giống) và làm cho tôm con bị nhiễm trùng bệnh 
  • Theo chiều ngang: tôm hay ăn tôm - những con tôm bị bệnh và ăn những sinh vật mang mầm bệnh ở trong ao nuôi như: các loại giun đất, cua và phân cua. 
  • Theo đường ký sinh trên vỏ (da) tôm: sau khi tôm lột xác, vi bào tử trùng sẽ thoát khỏi vỏ bọc bám vào vỏ (da) tôm, thải chất độc trước rồi xâm nhập vào cơ thể khiến tôm bệnh và chết. Tôm ở độ tuổi nhỏ thường xuyên lột xác nên khả năng chết khá nhiều. 

Tôm nhiễm EHP không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng nên có thể làm chậm quá trình điều trị và khiến dịch bệnh lây lan. Khi đã xác định nhiễm bệnh, thường là tôm sẽ không thể khỏi, nên cách duy nhất để xử lý là kiểm soát dịch bệnh và thực hiện các biện pháp phòng ngừa sinh học từ khâu nhân giống đến nuôi trồng. 

Chủ động phòng chống bệnh EHP 

Rất nhiều người nuôi tôm khi thấy tôm nuôi của mình có những biểu hiện bệnh lâm sàng gần giống nhau, họ sẽ nghĩ ngay tới việc mua kháng sinh về dùng cho tôm với mong muốn chữa khỏi bệnh EHP để tránh thiệt hại tối đa từ dịch bệnh này. 

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, sử dụng kháng sinh để trị EHP là KHÔNG HIỆU QUẢ. Việc lạm dụng kháng sinh làm cho tôm chậm lớn và gây ra hiện tượng kháng kháng sinh. Vậy phải làm sao?

Tôm thẻNên chủ động phòng chống dịch bệnh EHP tuy nhiên không nên lạm dụng kháng sinh phòng ngừa bệnh trên tôm. Ảnh: Tép Bạc

Phòng bệnh EHP chủ yếu dựa vào việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong việc lựa chọn tôm giống, quản lý ao nuôi, thức ăn, môi trường nước trước, trong quá trình nuôi và thực hiện đầy đủ các biện pháp về an toàn sinh học. 

  • Với mùa vụ mới 

- Kiểm soát EHP ngay từ tôm bố mẹ từ trại giống và thức ăn tươi sống không bị nhiễm EHP trong giai đoạn chọn lựa. 

- Các vật dụng trong trang trại và ao nuôi phải được khử trùng trước khi sử dụng. Tăng cường xả nước thải để tránh tình trạng giảm chất lượng nước trong ao nuôi. Thêm men vi sinh vào nước trong ao để ngăn ngừa mầm bệnh hoặc vi khuẩn phát triển. Tránh dùng thuốc bừa bãi vì sẽ làm hỏng gan tụy của  tôm. 

- Tăng cường bổ sung khoáng, vitamin C, vitamin tổng hợp,... các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung giúp tôm phòng chống bệnh tật. 

  • Với đàn tôm đã bị nhiễm bệnh 

Khi vi trùng xâm nhập vào cơ thể tôm sẽ làm cho tôm bị viêm và cũng khiến cho các bộ phận khác trong cơ thể chết đi, máu loãng, huyết cầu giảm dần dẫn đến tình trạng bị thiếu oxy. Vì vậy, có thể chữa trị bằng cách cải thiện chất lượng nước, tăng lượng oxy trong ao nuôi và không được để oxy thấp hơn 5ppm. 

Nên cung cấp thức ăn bổ sung có vitamin, chất dinh dưỡng để giúp cho các bộ phận khác khỏe mạnh và có số lượng huyết cầu nhiều hơn. 

Cuối cùng để đảm bảo sức khỏe cho tôm, người nuôi và chính người sử dụng tôm được bảo vệ, hãy lựa chọn sử dụng những sản phẩm an toàn từ Tepbac eShop.

LOẠI BỎ EHP, SĂN ƯU ĐÃI THÍCH MÊ 

Chương trình khuyến mãi diễn ra trong hoàn cảnh thời tiết nắng mưa diễn biến thất thường cộng thêm dịch bệnh đã diễn ra gây tổn thất nặng nề, khiến nhiều người không dám thả nuôi tôm vụ mới mặc dù đang vào vụ chính.  

Hiểu được khó khăn chồng chất khó khăn, Tepbac eShop đồng hành cùng các thương hiệu Alltech, R.E.P Biotech, ATC, ... hỗ trợ người nuôi tôm thông qua chương trình khuyến mãi đặc biệt 22/5 “Loại bỏ EHP, săn ưu đãi thích mê”.

Thời gian diễn ra chương trình 

Chương trình khuyến mãi sẽ diễn ra từ ngày 22/05/2023 -24/05/2023  

Thể lệ chương trình  

Trong thời gian diễn ra chương trình, Quý khách hàng khi mua các sản phẩm tại Tepbac eShop sẽ nhận được ưu đãi sau: 

- Nhận ưu đãi từ thương hiệu R.E.P Biotech lên tới 40% cho những sản phẩm là dinh dưỡng bổ sung vào thức ăn. 

- Nhận ưu đãi từ thương hiệu ALLTECH giảm giá sản phẩm lên tới 20% 

- Thương hiệu ATC Việt Nam tặng ưu đãi miễn phí vận chuyển cho đơn mua dưới 50Kg. 

- Nhận ngay mã giảm giá EHP100 từ Tepbac eShop (cho những đơn hàng giá trị tối thiểu 1 triệu đồng). 

- Cam kết thương hiệu uy tín, chất lượng tốt  

- Giá tốt nhất trên thị trường  

Lưu ý 

- Khuyến mãi diễn ra xuyên suốt trong thời gian diễn ra chương trình (22-24.5) 

- Chương trình có thể kết thúc sớm do số lượng khuyến mãi có hạn.

Nếu bạn cần được tư vấn thêm thông tin về chương trình khuyến mãi, sản phẩm hoặc dịch vụ tại TepBac eShop, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua những kênh sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:  

Hotline: 0866 156 422

Email: eShop@tepbac.com

Chat: Facebook Tepbac Eshop hoặc Website tepbac.com/eshop 

Đăng ngày 23/05/2023
Admin @admin
Doanh nghiệp

Bật mí những ưu điểm vượt trội khi xem giá thủy sản tại Farmext App

Hiểu được nỗi lo của người nuôi tôm về biến động giá cả hằng ngày, Farmext App cung cấp giải pháp cập nhật thông tin giá cả đa dạng, đầy đủ cho tất cả các loài thủy hải sản trên khắp các tỉnh thành.

Xem giá tại Farmext
• 08:00 10/04/2024

Gian hàng Tép Bạc truyền tải thông điệp hay nhất VietShrimp 2024

Vừa qua, hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 5 năm 2024 (VietShrimp 2024) tại Cà Mau đã thành công ngoài mong đợi. Trước khi bế mạc, chiều 21/3, Ban Tổ chức đã trao giải cho 7 gian hàng ấn tượng nhất ở 7 hạng mục.

Tép Bạc được trao giải
• 11:37 27/03/2024

GROBEST Việt Nam ghi dấu tại VietShrimp 2024 với mô hình nuôi tôm công nghệ cao và giải pháp dinh dưỡng toàn diện

Tham dự VietShrimp 2024, Grobest Việt Nam mang đến loạt giải pháp đột phá như mô hình nuôi tôm công nghệ cao và các sản phẩm dinh dưỡng toàn diện nhằm giúp các hộ nuôi giảm chi phí sản xuất trên 1 kg tôm, hướng đến những mùa vụ ““Năng suất cao – Chi phí thấp””.

Grobest
• 10:00 25/03/2024

ASC cấp chứng nhận Tiêu chuẩn Thức ăn chăn nuôi đầu tiên ở Châu Á

Chứng nhận Tiêu chuẩn Thức ăn chăn nuôi ASC uy tín đã được cấp lần đầu tiên ở Châu Á, trong đó Thai Union nhận được chứng nhận duy nhất cho nhà máy thức ăn chăn nuôi Mahachai của họ.

Tôm thẻ
• 10:30 24/03/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 14:20 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 14:20 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 14:20 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 14:20 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 14:20 19/04/2024