Sự ưa chuộng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm thủy sản được dán nhãn sinh thái ở Việt Nam

Người tiêu dùng có ưa chuộng những sản phẩm tôm có dán chứng nhận sinh thái hơn tôm thông thường không?

tôm thẻ sinh thái
Những sản phẩm tôm có dán chứng nhận sinh thái được ưa chuộng.

Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành thực phẩm phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới. Tuy nhiên ngành này đang gây tranh cãi vì nhiều tác động xấu mà nó mang lại, chẳng hạn như ô nhiễm trực tiếp nguồn nước, bùng phát dịch bệnh, phá hủy rừng ngập mặn và làm suy thoái tài nguyên thiên nhiên. Điều này đặt ra vấn đề làm sao để nghề nuôi trồng thủy sản phát triển thật sự bền vững, mà không ảnh hưởng đến những yếu tố xung quanh. 

Chứng nhận của bên thứ 3 cho các sản phẩm thủy sản được tiến hành từ 1990, được xem là một công cụ để giảm thiểu các tác động tiêu cực, góp phần gia tăng lợi ích cho xã hội và người tiêu dùng.Mặc dù có rất nhiều nỗ lực thiết lập thị trường cho các sản phẩm nói trên, tuy nhiên thị phần của những sản phẩm này trên thị trường thế giới còn quá nhỏ, chỉ chiếm khoảng 6% nguồn cung cấp thủy sản toàn cầu (2015) và chỉ ưu thế ở các nước phát triển như Na Uy, Chile và Tây Ban Nha. Ngược lại, các nghiên cứu tập trung vào sở thích của người tiêu dùng hết đều được thực hiện tại các nước phát triển, nhất là Châu Á- Thái Bình Dương (nơi chiếm khoảng 90% sản lượng toàn cầu năm 2015). Và các nghiên cứu trên chủ yếu là cá có vây chứ không phải là giáp xác hay nhuyễn thể, mặc dù tỷ trọng của những loài này cao hơn nhiều đối với cá có vây.  

Việc tiêu thụ thủy sản ở các quốc gia Châu Á đang ngày càng gia tăng cùng với sự gia tăng dân số. Năm 2015, Châu Á có mức độ tiêu thụ cá lớn nhất với 105,6 triệu tấn (trong số 148,8 triệu tấntổng số trên thế giới). Do đó, việc nhắm mục tiêu vào các thị trường thủy sản được chứng nhận sinh thái ở châu Á là điều cần thiết để phát triển bền vững ngành trong tương lai, trong khi giá ưu đãi của các sản phẩm có chứng nhận sinh thái là động lực lớn cho các nhà sản xuất.

Mục tiêu của nghiên cứu này là điều tra sở thích và nhu cầu người nuôi sử dụng các sản phẩm thủy sản bền vững ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ - Việt Nam. Từ đó cung cấp thêm bằng chứng khoa học cho sự tham gia của người nuôi trong việc hỗ trợ quá trình chuyển đổi nuôi trồng thủy sản bền vững ở khu vực Châu Á nói chung và ở Việt Nam nói riêng.

Bước đầu của những giải pháp

Tôm là một mặt hàng chủ lực của Việt Nam, với sản lượng 0,55 triệu tấn (2015), đưa VN trở nước xuất khẩu tôm đứng thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Indonesia. Tuy nhiên, sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành này đã bị cản trở bởi việc quản lý kém và thiếu quan tâm đến tính bền vững của xã hội và môi trường. Tôm bán ở Việt Nam hầu như là “đồng nhất” (dù có chứng nhận hay không), nên thiếu đi một thị trường riêng dành cho tôm có dán nhãn sinh thái. Sau một số chính sách được áp dụng, có thể thấy nếu không có giá ưu đãi và trợ cấp của chính phủ cho các sản phẩm nuôi được chứng nhận thì người nuôi khó có thể giải quyết được các vấn đề trên. Về lâu dài, khuyến khích thị trường sẽ là một biện pháp thích hợp để xây dựng được một ngành nuôi trồng thủy sản bền vững.

vẹm xanh

Sở thích của người tiêu dùng 

Người tiêu dùng hầu như ưa chuộng những sản phẩm tôm có dán chứng nhận sinh thái hơn tôm thông thường. Trong bốn loại tôm được chứng nhận, người tiêu dùng tin tưởng nhất khi mua tôm có logo ASC, tiếp theo là GlobalGAP và Naturland, trong khi tôm có logo VietGAP đứng ở vị trí sau cùng. Việc tăng giá sản phẩm sẽ làm giảm lợi ích cho của người tiêu dùng và làm giảm khả năng mua hàng. Theo khảo sát, có gần như 100% dân số được ước tính thích tôm được chứng nhận sinh thái, trong khi có khoảng 97% người dân thích tôm không có nhãn.

Sự không đồng nhất trong sở thích đối với các sản phẩm tôm có liên quan sâu sắc đến các đặc điểm cá nhân. Đó làtuổi, giới tính và ai sẽ là người đi chợ mua thực phẩm trong gia đình. Và thật bất ngờ khi nam giới, những người khá lớn tuổi lại là người mua thực phẩm và thích ăn tôm nhiều hơn. Mức độ ưa chuộng loại tôm có dán nhãn sinh thái này là cao hơn ở những người không thường xuyên mua. Trong nghiên cứu này, logo VietGAP được người tiêu dùng nhận biết và hiểu rõ nhất nhưng lại có giá bán thấp nhất. Và mặc dù logo ASC có giá cao nhất nhưng lại ít được người tiêu dùng nhận ra.

Trong số bốn loại tôm được dán nhãn sinh thái, người tiêu dùng sẵn sàng trả mức giá cao nhất đối với tôm có nhãn mác ASC (365 nghìn đồng một kg), tiếp theo là GlobalGAP, Naturland và sau cũng là VietGAP logo (tương ứng là 325, 303 và 256 nghìn đồng một kg). Nhìn chung, người mua hàng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho tôm được dán nhãn sinh thái, từ 14 đến 123 nghìn đồng một kg (khoảng 6% đến 51%), so với tôm thông thường. Người tiêu dùng tin rằng họ có thể thúc đẩy ngành thủy sản bền vững hơn bằng cách mua sản phẩm được dán nhãn sinh thái.

tôm thẻ

Những yếu tố làm nên một thị trường tôm sinh thái

Cho đến nay chỉ có một sản lượng nhỏ thủy sản trên thế giới được chứng nhận và chủ yếu là tiêu thụ ở Hoa Kỳ và EU, với mức độ bao phủ ở thị trường Châu Á còn rất hạn chế. Mặc dù thủy sản được sản xuất chủ yếu ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, và khoảng 2/3  sản lượng này cũng được tiêu thụ ở Châu Á. Vậy vai trò của người tiêu dùng Châu Á đối với việc chuyển đổi sang sản xuất thủy sản bền vững là gì ? Qua sở thích của người tiêu dùng Việt Nam đối với các sản phẩm thủy sản sinh thái có thể rút ra 4 kết luận sau:

Thứ nhất: phần lớn người tiêu dùng Việt Nam rất ưa chuộng các sản phẩm làm từ tôm. Họ cũng cho rằng tôm được dán nhãn sinh thái có giá trị cao hơn so với tôm thông thường, do đó họ sẵn sàng trả một mức giá cao hơn cho tôm được dán nhãn. Những tôm dán nhãn chưa thể được xem là một sản phẩm hoàn hảo để thay thế tôm thông thường. Việc áp dụng giá ưu đãi đối với các sản phẩm này có thể thúc đẩy sự bền vững của ngành, đồng thời tạo động lực kinh tế cho người nuôi thực hiện các hoạt động tích cực với môi trường. Tuy nhiên, liệu sự hỗ trợ này có đủ để bù đắp chi phí sản xuất tăng lên do sản xuất thủy sản bền vững và gắn chứng nhận hay không?

Thứ hai, những loại nhãn sinh thái này sẽ cung cấp thông tin về các thuộc tính sản xuất và các tính năng của sản phẩm mà người tiêu dùng yêu cầu nhưng sẽ không quan sát được tính hữu cơ hay an toàn cho vật nuôi. Do đó, việc công nhận các chứng nhận sinh thái, các cách thức sản xuất thực phẩm, cùng các tác động môi trường là những yếu tố quan trọng quyết định hành vi mua thủy hải sản được dán nhãn sinh thái. Điều này cho thấy rằng tầm hiểu biết của người tiêu dùng với các chứng nhận sinh thái khác nhau rất cần được cải thiện.

nuôi lồng bè trên biển

Thứ ba, chứng nhận VietGAP có thể là một tín hiệu tốt cho những người nuôi muốn thực hiện các phương pháp nuôi trồng thủy sản bền vững, và người nuôi cũng sẽ nhận được những hỗ trợ từ chính phủ. Tuy nhiên, một tỷ lệ lớn sản phẩm tôm của Việt Nam mang chứng nhận VietGAP không được ba thị trường lớn là EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản quan tâm đến. Bước đầu, việc tuân thủ các tiêu chuẩn VietGAP được coi là khả thi nhất do người nuôi,do sẽ rất khó khăn và tốn kém nếu bắt đầu với các tiêu chuẩn Global GAP hoặc ASC. Khi một khi nông dân áp dụng VietGAP, họ có thể dễ dàng nâng cấp lên các chứng chỉ quốc tế khác theo yêu cầu của các nước nhập khẩu, với mức phí thấp hơn. Do đó sẽ nhận được sự chấp nhận rộng rãi hơn ở cả thị trường trong nước và quốc tế.

Thứ tư, sở thích cá nhân có ý nghĩa rất quan trọng đối với sản xuất thủy sản. Nhờ đó mà người ta sẵn sàng trả nhiều hơn cho các sản phẩm tôm được dán nhãn sinh thái. Hiện tại một chiến lược truyền thông là cần thiết để tăng cường sự tham gia của người tiêu dùng vào các sản phẩm thủy sản bền vững.

Việc dán nhãn tôm sinh thái hoàn toàn có cơ sở phát triển ở Việt Nam. Nhưng còn phải cần thêm một vài nghiên cứu thêm như mối quan hệ tương tác giữa nông dân, nhà bán lẻ, người tiêu dùng và các nhà hoạch định chính sách.Những tác nhân chính trong chuỗi giá trị, ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng và sản xuất bền vững.

Báo cáo gốc: Xuan, B. B. (2020). Consumer preference for eco-labelled aquaculture products in Vietnam. Aquaculture, 736111. doi:10.1016/j.aquaculture.2020.736111.

Đăng ngày 14/04/2021
Hà Tử
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 19:32 21/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 19:32 21/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 19:32 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:32 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 19:32 21/12/2024
Some text some message..