Tác dụng Tiểu hồi hương khi sử dụng làm phụ gia thức ăn cho cá

Bài báo cung cấp một loài cây sử dụng hạt bổ sung vào thức ăn giúp cá tăng cường tốc độ tăng trưởng cũng như khả năng sử dụng thức ăn của cá một cách hiệu quả.

Tác dụng Tiểu hồi hương khi sử dụng làm phụ gia thức ăn cho cá
Carum carvi. Ảnh: agayon.com

Việc sử dụng cây thuốc cho con người đã được biết đến nhiều từ các nền văn minh cổ đại, nhưng việc sử dụng chúng trong chế độ ăn cá và các loài thủy sản khác hiện nay vẫn còn hạn chế. Người ta tin rằng việc sử dụng cây thuốc làm phụ gia thức ăn tự nhiên ít độc hại và an toàn hơn cho cá hơn so với các loại hóa chất. 

Cây Tiểu hồi hương (Carum carvi L) là một loài cây thân cỏ. Trong hạt có chứa nhiều dưỡng chất rất có lợi cho sức khỏe con người và động vật. Trong đó cá các thành phần carvone, limonene và anethole.


Nghiên cứu trước đây cho thấy tinh dầu hạt Tiểu hồi hương giúp cá chép tăng cường khả năng chống lại các loại bệnh do vi khuẩn (Cheng, 2002). Ảnh: Revelessence

Nghiên cứu này đã được tiến hành để đánh giá việc sử dụng bột hạt Tiểu hồi hương (Carum carvi L .; CSM) như một phụ gia thức ăn cho hiệu suất tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và toàn bộ thành phần cơ thể của cá rô phi, Oreochromis niloticus (L.).

Tác dụng của hạt Tiểu hồi hương trên cá

Năm chế độ ăn có chứa 30,3% protein và có hàm lượng calo là 4,5 kcal / g được chuẩn bị, trong đó lần lượt chứa các hàm lượng khác nhau của hạt tiểu hồi hương: 0,0 (đối chứng), 5, 10, 15 hoặc 20 g CSM / kg. Cá rô phi có trign5 lượng trung bình 3,6 ± 0,3 g được phân bố với mật độ 20 con / bể cá 100 L. Mỗi nghiệm thức được lập lại ba lần. Thí nghiệm được đánh giá trong12 tuần và sau đó các nhà khoa học sẽ tiến hành đánh giá các chỉ tiêu tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá. 

Kết quả phân tích cho thấy việc bổ sung hạt tiểu hồi hương giúp tăng cường sự phát triển và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá một cách rõ rệt; trong đó tốc độ tăng trưởng cá và hiệu quả sử dụng thức ăn cao nhất khi cá được cho ăn chế độ ăn có chứa 10 g CSM / kg. Không có sự thay đổi đáng kể nào về tỷ lệ sống của cá trong các nghiệm thức khác nhau (98,5–100%) cho thấy tiểu hồi hương dường như không có tác dụng độc hại đối với cá. 

Hơn nữa, CSM không ảnh hưởng đến độ ẩm và hàm lượng protein trong toàn bộ cơ thể cá. Mức CSM trong chế độ ăn là 12,5 g / kg cung cấp hiệu suất cá tốt nhất dựa trên phân tích hồi quy đa thức bậc hai của các thông số tăng trưởng. Điều đó cho thấy đây là hàm lượng hợp lý khi bổ sung vào cơ thể cá. 


Những phân tích chi tiết về các thông số tăng trưởng cho chúng ta thấy hạt Tiểu hồi hương có tác dụng kích thích cá mau lớn khi bổ sung vào thức ăn. Đồng thời đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn cũng cho thấy loại cây này cung cấp những thành phần giúp cá sử dụng thức ăn một cách hiệu quả hơn. Do đó Tiểu hồi hương hoàn toàn có thể sử dụng như là một phụ gia bổ sung vào thức ăn thủy sản.

Đây là một báo cáp mới về hạt của một loài cây thân thảo giúp bổ sung vào thức ăn thành phẩm để tăng tốc độ tăng trưởng của cá. Loài cây này phổ biến tại các khu vực khí hâu nhiệt và cận nhiệt đới, cũng được phát hiện tại nước ta nên có thể nghiên cứu ứng dụng vào thủy sản trong tương lai không xa. 

Theo Mohammad H.Ahmad, Mohsen Abdel-Tawwa. Đăng trên Sciencedirect

Đăng ngày 06/08/2018
TRỊ THỦY Lược dịch
Nguyên liệu

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 15/04/2024

Giun biển làm thức ăn thủy sản

Nghiên cứu mới đã cho thấy tiềm năng của giun enchytraeid, loài ăn các vật liệu hữu cơ như rong biển mục nát, như một sự thay thế bền vững hơn cho các thành phần thức ăn thủy sản truyền thống.

Giun biển
• 09:57 15/04/2024

Nên dùng thảo dược nào cho tôm thẻ?

Tập trung tìm kiếm các giải pháp thay thế từ tự nhiên, đó chính là thảo dược!

Thảo dược
• 08:00 10/04/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:44 29/03/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 10:01 18/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 10:01 18/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 10:01 18/04/2024

VASEP kiến nghị tháo gỡ vướng mắc cho xuất khẩu hải sản

Ngày 08/4/2024, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) Trương Đình Hòe thừa ủy quyền Chủ tịch Hiệp hội ký Công văn số 44 /CV-VASEP gửi tới Văn phòng Chính phủ cùng nhiều cơ quan, báo cáo tình hình xuất khẩu quý I/2024 và kiến nghị tháo gỡ một số vướng mắc cho xuất khẩu hải sản.

Tàu
• 10:01 18/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 10:01 18/04/2024