Tại sao một số người ăn cá biển lại bị ngứa?

Cá biển từ lâu không còn là món ăn quá xa lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên, loại thực phẩm này đôi lúc lại khiến nhiều người có nguy cơ dị ứng hay ngộ độc. Chẳng hạn như: nổi mẩn ngứa, nổi hạch, nôn khan, đau bụng, co giật,...

Ăn cá biển
Cá biển là một trong những thực phẩm phổ biến

Nguyên nhân khiến một số người bị dị ứng khi ăn cá biển

Thông thường, khi bị dị ứng với cá biển thì nhiều người sẽ nghĩ đó là do trong chính thực phẩm đó có mang mầm độc. Tuy nhiên, ít ai biết rằng nếu bảo quản cá biển không đúng cách thì chất gây dị ứng sẽ sản sinh và khiến người ăn bị dị ứng. Một trong những chất độc được cho là gây ra tình trạng ngứa khi ăn cá biển là do người ăn bị ngộ độc histamine (histamine poisoning).

Điều cần lưu ý ở đây là độc tố histamine không hề có sẵn trong cá biển mà phát sinh do quá trình bảo quản không hợp lý. Cụ thể, chỉ có loại cá nào có nhiều histidine tự do, tức là loại histidine không gắn vào protein mới khả năng chuyển hóa thành histamine và gây ra tình trạng dị ứng.

Cá biển thuộc nhóm thịt đỏ và cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe con người nhưng nếu không đáp ứng đủ điều kiện bảo quản thì một số loại cá biển phổ biến như: cá mòi, cá hồi, cá trích,… đều có thể phát sinh histamine ở mức cao.

Đặc biệt, với đặc tính khá bền nhiệt của histamine nên ngay cả khi được nấu chín kỹ, đông lạnh hay làm nước mắm thì một vài loại cá biển cũng có thể sản sinh histamine dù không đủ lượng để gây dị ứng. Cơ thể chúng ta có thể “chấp nhận” một lượng histamine nhất định (tùy vào cơ địa của mỗi người) bởi độc tố histamine sẽ bị phân hủy do enzyme khi vào cơ thể con người.

Trường hợp người ăn bị dị ứng do ngộ độc histamine thì họ phải tiêu thụ loại cá biển có mức histamine cao hoặc enzyme trong cơ thể người ăn bị ức chế không phân hủy được histamine vì lý do nào đó.

Thêm nữa, một số người sẽ chỉ bị dị ứng với một số loại cá biển, nhưng cũng có trường hợp người ăn bị dị ứng với nhiều loại cá biển khác nhau. Điều này được giải thích là chất gây dị ứng có trong cá đều khá giống nhau và quá trình nấu ăn không thể làm biến mất hoàn toàn chất gây dị ứng là histamine trong cá biển.

Những triệu chứng dị ứng với cá biển

Nếu người ăn tiêu thụ một lượng histamine nhất định có trong một số loại cá biển, những triệu chứng dị ứng sẽ thường xuất hiện trong khoảng một giờ sau đó. Tuy nhiên, tình trạng dị ứng cũng có thể xảy ra khi người bị dị ứng tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp như chạm, ngửi,... Dị ứng cũng còn tùy thuộc cơ địa mỗi người, cụ thể là ở người lớn sẽ có nguy cơ bị dị ứng cá biển nhiều hơn trẻ em.

Dị ứng cá biểnTình trạng dị ứng khi ăn cá biển

Dưới đây là một số triệu chứng của dị ứng cá biển:

- Ngứa, nổi mẩn đỏ trên da hoặc mắt;

- Sưng tấy;

- Khó tiêu;

- Đau bụng, buồn nôn;

- Tiêu chảy;

- Hắt hơi, nghẹt mũi;

- Thở gấp, khó thở. 

Bên cạnh đó, có một số trường hợp cơ thể có phản ứng mạnh mẽ (người có lịch sử dị ứng và hen suyễn) với chất gây dị ứng từ cá sẽ dẫn đến việc người ăn bị sốc phản vệ như: Váng đầu, tim đập nhanh hoặc yếu hơn, khó thở và nghiêm trọng hơn là sốc hay mất ý thức.

Cách xử lý khi bị dị ứng cá biển

Khi tình trạng dị ứng với cá biển xảy ra, người dị ứng cần có những lưu ý khi lựa chọn loại thực phẩm này:

Đầu tiên, chọn mua và chế biến những loại cá tươi ngon mà chúng ta có thể truy xuất rõ thông tin và xuất xứ của chúng.

Thứ hai, nếu có thể, người dị ứng nên loại bỏ cá biển khỏi chế độ ăn uống của mình.

Thứ ba, tùy thuộc vào mức độ dị ứng người bệnh có thể giảm thiểu và điều trị triệu chứng đó bằng những phương pháp phù hợp. Chẳng hạn, với tình trạng dị ứng nhẹ, người dị ứng có thể tham khảo một số phương pháp dân gian làm giảm một số triệu chứng: ngứa, sưng, nổi mẩn đỏ tại nhà. Trường hợp dị ứng biểu hiện ở mức độ nặng, người dị ứng nên đến bệnh viện để được tư vấn phương pháp hữu hiệu nhất.

Có thể thấy, dù cá biển là một thực phẩm hết sức gần gũi và phổ biến đối với nhiều người, nhưng trên thực tế vẫn có không ít có khả năng bị dị ứng hay thậm chí ngộ độc đối với một số loại cá biển. Như vậy, khi chọn lựa loại thực phẩm này, chúng ta cần phải có biện pháp bảo quản, chế biến hợp lý để tránh nguy cơ dị ứng không đáng.

Đăng ngày 05/11/2023
Nguyệt Hoa @nguyet-hoa
Sức khỏe

Kiểm soát dư lượng hóa chất và kháng sinh trong thủy sản

Để đảm bảo ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững, kiểm soát dư lượng hóa chất và kháng sinh là một nhiệm vụ cấp bách. Hiện nay, do một số yếu tố ảnh hưởng nên việc lạm dụng kháng sinh, sử dụng bừa bãi diễn ra phổ biến. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu các khía cạnh gây hại của chúng nhé!

Sử dụng thực phẩm
• 10:13 25/09/2024

Bảo vệ sức khỏe người dùng: Giảm sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Ngày nay, việc lựa chọn các nguồn thực phẩm an toàn là vấn đề được đặt ra hàng đầu. Các loài thủy sản được nuôi công nghệ để nâng cao sản lượng. Nhưng song song với đó, việc lạm dụng kháng sinh để điều trị bệnh cho vật nuôi lại trở nên phổ biến. Điều này gây ra nhiều nguy hiểm cho người dụng và cả ngành nuôi trồng thủy sản nước ta.

Thủy hải sản
• 11:37 19/07/2024

Công dụng của râu tôm

Cơ thể tôm với nhiều bộ phận quan trọng cấu tạo nên một con tôm hoàn chính. Ở từng bộ phận mang một nhiệm vụ riêng biệt, nhưng chắc hẳn bạn chưa từng để ý đến hai sợi râu dài của chúng có tác dụng gì đúng không? Hôm nay hãy cùng tìm hiểu về nó nhé!

Tôm thẻ
• 10:35 29/05/2024

Tập hợp ngạnh các loài cá có độc bạn cần để ý

Trong tự nhiên, luôn tồn tại một số loài cá mà ngạnh của chúng chứa nọc độc, gây ra nỗi khiếp sợ cho con người. Sau đây, bài viết sẽ tập hợp ngạnh các loài cá có độc để các bạn để ý, có biện pháp an toàn khi sờ vào nhé!.

Cá có ngạnh độc
• 09:38 24/05/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 07:30 22/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 07:30 22/11/2024

Cá tra năm 2024 và định hướng năm 2025

Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 17/11/2024 cho biết, xuất khẩu năm 2024 đạt 1,56 tỷ USD và đặt mục tiêu năm 2025 tăng lên 2 tỷ USD.

Cá tra
• 07:30 22/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 07:30 22/11/2024

Loài cá cảnh kiêu sa trong bể nuôi thủy sinh

Cá thần tiên (Angelfish) là một trong những loài cá cảnh nước ngọt được ưa chuộng nhất trong giới chơi cá cảnh. Với dáng bơi duyên dáng, thân hình dẹt độc đáo, và màu sắc rực rỡ, cá thần tiên không chỉ mang đến vẻ đẹp kiêu sa cho bể thủy sinh mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và tinh tế.

Cá thần tiên
• 07:30 22/11/2024
Some text some message..