Tảo Trong Ao Nuôi Thủy Sản

Một số vấn đề cần lưu ý về tảo trong nuôi trồng thủy sản

Ảnh minh họa tảo lam phát triển mạnh trong ao cá từ www.aquatac.vn

Đặc điểm sinh học

Tảo là loài thực vật nhỏ có khả năng quang hợp, sống lơ lửng trong nước và một số có khả năng chuyển động.  Những nhóm tảo chính sinh sống  trong thủy vực gồm: tảo lục, tảo lam, tảo giáp, tảo khuê, tảo mắt. Tảo ngoài vai trò là mắc xích đầu tiên của chuỗi thức ăn trong thủy vực và giúp cân bằng hệ sinh thái ao nuôi, tảo còn là nguồn cung cấp oxy chính, làm giảm độ trong của nước, hấp thu muối dinh dưỡng dư thừa, hấp thu chất hữu cơ trong môi trường nước. Tuy nhiên, khi mật độ tảo phát triển nhanh đột ngột có thể gây nên một số tác hại không nhỏ trong ao nuôi như biến động các yếu tố môi trường, nhờn nước, một số loại tảo khi phát triển dày đặc có thể phá hủy, hay làm tắc nghẽn mang của cá tôm.

Tính đa dạng về thành phần loài tảo trong ao nuôi thường thấp hơn các thủy vực tự nhiên và bị chi phối bởi quy luật ưu thế, khi ao nghèo dinh dưỡng thường có thành phần loài phong phú nhưng số lượng cá thể trong một loài thì ít, khi đó số lượng cá thể tảo trong ao tương đối ổn định, ngược lại ở ao giàu dinh dưỡng thì một số loài phát triển ưu thế về số lượng sẽ lấn át các loài khác nên thành phần loài trong ao không nhiều, lúc này hiện tượng nở hoa sẽ xảy ra, đặt biệt là tảo lam và tảo mắt.
Các loại tảo có lợi như tảo khuê và tảo lục có thể phát triển trong môi trường có hàm lượng chất hữu cơ và các muối dinh dưỡng ở mức trung bình đến thấp, tỉ lệ đạm lân N/P thích hợp cho hai loại tảo này phát triển là N/P ≥ 7-14/1. Các loại tảo như tảo lam và tảo mắt thường chỉ thị cho môi trường phú nhưỡng có hàm lượng các muối dinh dưỡng cao, tỉ lệ N/P thích hợp cho hai nhóm này phát triển là N/P ≤ 5-1/1, riêng tảo mắt khi chúng phát triển dày trong môi trường ô nhiễm hữu cơ, làm nước bẩn thêm, nước có màu xanh đậm, xanh rau má, hay màu nâu đen.

Một số phương pháp phòng tránh tảo bùn phát trong ao nuôi

Tảo phát triển nhanh một cách đột ngột điều này chứng tỏ rằng chất lượng nước ao nuôi đang trở nên xấu đi, nguyên nhân chính là do lượng thức ăn dư thừa tích tụ ở đáy ao ngày một nhiều.

Để hạn chế lượng thức ăn thừa chúng ta nên quản lí chặc chẽ nguồn thức ăn bổ sung vào ao nuôi, hạn chế số lần hoặc cắt giảm lượng thức ăn khi phát hiện tảo phát triển dày trong nuôi, thậm chí cắt cử chỉ cho ăn duy trì. Đối với các ao cá nước ngọt nên tăng cường sục khí và bón vôi để nâng kiềm trên 20 mg/l. Ngoài ra bón mật đường vào ao để kích thích các vi khuẩn dị dưỡng phát triển, chúng sử dụng các chất hữu cơ trong nước và cạnh tranh nguồn dinh dưỡng thông qua đó có thể kiềm hãm được sự phát triển nhanh đột ngột của tảo trong ao nuôi. Bổ sung enzyme vào thức ăn hỗ trợ việc hấp thu photpho và hạn chế lượng photpho tồn dư trong nước cũng là một phương pháp hạn chế sự phát triển của tảo.

Bổ sung vi sinh giúp làm sạch môi trường cũng là một phương pháp hạn chế tảo nở hoa. Theo một số nghiên cứu có 14% lượng nitơ tích tụ trong nền đáy, do đó bổ sung các chế phẩm sinh học thuộc nhóm nitrobacter hay nitrosomonas để làm sạch môi trường hạn chế tình trạng phì nhưỡn hay tỉ lệ N/P giảm thấp.

Sự tăng giảm của tỉ lệ N/P  trong quá trình nuôi, lượng nitrite, lượng nitrate tăng đáng kể theo thời gian nuôi, lượng amonni tăng trong tháng nuôi đầu và có xu hướng cân bằng về cuối vụ là do tảo hấp thụ trong quá trình quang hợp. Hàm lượng P thải ra từ thức ăn thừa được tảo hấp thụ mạnh, tuy nhiên do hàm lượng quá lớn nên dẫn đến hiện tượng quá dư thừa về cuối vụ. Khi tỉ lệ N/P từ 5/1 xuống còn 2/1 là điều kiện thuận lợi cho tảo lam, tảo mắt phát triển.
 

Đăng ngày 26/11/2016
Khiết Trần
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 07:51 23/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 07:51 23/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 07:51 23/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:51 23/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 07:51 23/12/2024
Some text some message..