Thách thức của ngành tôm Việt Nam

Năm 2017, ngành tôm Việt Nam ghi nhận nhiều triển vọng tươi sáng về kết quả sản xuất, góp công lớn vào thành tích chung của toàn ngành thủy sản. Nhưng năm 2018 ngành tôm được dự báo còn gian truân. Để hoàn thành mục tiêu đặt ra, cần sự nỗ lực từ nhiều phía.

Thách thức cho tôm Việt Nam
Ảnh: Báo Nghệ An

Cạnh tranh khốc liệt

Nếu vài chục năm trước, Việt Nam gần như chiếm lĩnh “độc quyền” cung cấp cho nhiều thị trường, thì ngày nay, ngành tôm thế giới đã có những chuyển biến mạnh mẽ từ khai thác sang nuôi trồng, do vậy rất nhiều nước đầu tư vào ngành tôm, đồng thời, nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng lớn, thúc đẩy các quốc gia phát triển nuôi tôm. Năm 2018 được các chuyên gia dự báo nguồn cung của thế giới sẽ ổn định và tăng vì Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc… đều đang từng bước khắc phục được các điểm yếu trong nuôi trồng, tăng tỷ lệ nuôi thành công và nguồn cung sẽ dồi dào hơn.

Năm 2018, theo dự báo của VASEP, xuất khẩu tôm của Việt Nam tăng khoảng 10% so năm 2017, có thể đạt mức 4,2 tỷ USD. Song, để đạt được mục tiêu này, có thể vấn đề sản lượng sẽ đóng vai trò quyết định, do dự báo giá tôm năm 2018 sẽ khó tăng do sản lượng tôm Ecuador, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ sẽ có mức tăng trưởng. Mặt khác, do nguồn cung các nước đều tăng, cũng như lượng tồn kho tại các nước hiện còn nhiều nên năm 2018 có thể giá bán sẽ không cao, người nuôi sẽ chịu nhiều áp lực về giá thành cũng như giá bán.

Mặt khác, theo ghi nhận, trong quý I/2018, giá tôm xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam giảm khoảng 5% so cùng thời điểm cuối năm 2017 rõ ràng cho thấy nguồn cung trên thị trường thế giới đang ở mức ổn định.

Các vụ kiện

Người xưa có câu: “Được vạ má đã sưng”, các vụ kiện chống phá giá đối với ngành tôm Việt Nam dù đối thủ thắng lợi hay thất bại cũng đều ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu và tiến độ của ngành tôm Việt Nam. Mỹ được xem là thị trường xuất hiện rất nhiều vụ kiện đối với ngành tôm nước ta thậm chí có nhiều giai đoạn đã làm cho các nhà xuất khẩu bi quan, thậm chí chuyển hướng sang các thị trường khác như Trung Quốc, Trung Đông… Tháng 3/2018, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã thông báo kết quả sơ bộ thuế chống bán phá giá cho tôm Việt Nam trong giai đoạn xem xét hành chính lần thứ 12 (POR12) từ 1/2/2016 - 31/1/2017 lên tới 25,39%. Phán quyết sơ bộ chỉ có tính chất tham khảo, chưa thực hiện, nhưng những vụ kiện khiến cho đối tác của Việt Nam e ngại.

Sản xuất gặp khó

Không chỉ đối diện với những trở ngại từ các thị trường xuất khẩu, vấn đề sản xuất của người nuôi tôm cũng gặp nhiều khó khăn đó là dịch bệnh, giá thành sản xuất…

Khảo sát các vùng nuôi tôm tại một số tỉnh khu vực ĐBSCL trong tháng 3/2018, theo chia sẻ của người nông dân tại đây là giá thành nuôi tôm đang tăng cao. Cụ thể là giá thuê đất tăng cao do quỹ đất ngày càng bị thu hẹp để dành cho phát triển hạ tầng, công nghiệp hóa, dịch vụ, bất động sản. Rất nhiều vùng nuôi thuận lợi đã và đang bị lọt vào “tầm ngắm” của các dự án ngoài ngành thủy sản. Chi phí nhân công, giống, thức ăn đều tăng.

Bên cạnh đó, khi mở rộng các vùng nuôi thì kéo tho đó là vấn đề ô nhiễm nguồn nước ngày càng trở nên nghiêm trọng. Trước kia người dân chỉ việc sử dụng nước tự nhiên đưa vào ao nuôi thì ngày nay đều phải đầu tư ao lắng, hệ thống lọc, khiến cho chi phí tăng cao. 

Hay vấn đề về chất lượng tôm giống phục vụ sản xuất cũng là điều cần quan tâm, chú trọng. Khi mà, số lượng các cơ sở sản xuất tôm giống gia tăng nhưng chất lượng lại chưa đảm bảo, vẫn còn nhiều vụ vi phạm trong lĩnh vực này. Trong khi, đây là yếu tố quyết định lớn đến thành bại của người nuôi tôm.

Nhiều vùng nuôi chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng đảm bảo. Hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản chủ yếu vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, hệ thống cấp thoát nước không đảm bảo, các vùng nuôi thâm canh không có ao xử lý nước nên dễ xảy ra dịch bệnh. Nguồn nước dễ bị ô nhiễm do quá trình sản xuất và sinh hoạt, thuốc bảo vệ thực vật từ sản xuất nông nghiệp. Công tác quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh phục vụ nuôi tôm đã được 27/28 tỉnh ven biển triển khai nhưng nguồn kinh phí của một số địa phương còn hạn chế nên việc thực hiện quan trắc môi trường chưa đầy đủ, đặc biệt là tại các vùng nuôi quảng canh...

Có thể thấy rằng, ngành tôm Việt Nam hiện phải đối mặt với những khó khăn không nhỏ, rất cần có sự vào cuộc quyết liệt cùng với chiến lược phát triển hợp lý của toàn ngành.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký dự luật ngân sách 2018 trị giá 1,3 nghìn tỷ USD. Theo một điều khoản trong dự luật này, Cục Nghề cá biển Quốc gia (NMFS) sẽ có 9 tháng để áp dụng Chương trình Giám sát thủy sản nhập khẩu (SIMP) cho tôm và bào ngư. Theo đó, tôm nhập khẩu vào Mỹ sẽ phải tuân thủ các quy định mới về lưu trữ hồ sơ.

TSVN
Đăng ngày 24/04/2018
Nguyễn Anh
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 13:21 22/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 13:21 22/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 13:21 22/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:21 22/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 13:21 22/12/2024
Some text some message..