Thái Bình: Đấu giá đất bãi triều phát triển nuôi ngao

Trong khi đất vùng bãi triều ven biển giáp ranh với xã Thái Đô, Thái Thượng bị một số người dân cố tình lấn chiếm để cắm vây, nuôi ngao trái phép thì ngày 24/4/2012, xã Thụy Trường (huyện Thái Thụy) phối hợp với Công ty CP Dịch vụ đấu giá Hợp Nhất tổ chức thành công phiên đấu giá quyền sử dụng 287 ha đất bãi triều ven biển để phát triển nuôi ngao, mở ra hướng đi mới, hứa hẹn tạo bước đột phát cho nghề nuôi trồng hải sản của địa phương.

Vùng bãi triều ven biển huyện Thái Thuỵ (Ảnh: Minh Đức)

Vùng bãi triều ven biển huyện Thái Thuỵ. Ảnh: Minh Đức

Là một trong những hộ dân tham gia đấu giá thành công quyền sử dụng đất vùng bãi triều ven biển của xã Thụy Trường vừa qua, anh Hà Văn Tuấn ( xóm 12, thôn Trường Xuân) tỏ ra vui mừng khôn xiết, chia sẻ với chúng tôi: “ Xuất phát từ nhu cầu làm kinh tế của gia đình, năm 2011 tôi đã tự ý cắm vây thả ngao trên diện tích 2ha tại vùng bãi triều của xã. Nhưng sau khi địa phương có quy hoạch, cán bộ đến tuyên truyền, vận động, tôi nhận thấy việc làm của mình chưa đúng nên chấp hành nghiêm việc lập biên bản và xử phạt hành chính của cơ quan chức năng, nộp đơn tham gia đấu giá quyền sử dụng đất. May mắn, tôi cùng 4 anh em khác đã trúng thầu 10 ha, dự kiến sau khi nộp tiền thuê đất, nhận bãi sẽ dồn ngao đã nuôi thành vùng tập trung, đồng thời đầu tư làm chòi, quây vây thả tiếp ngao giống. Nếu mọi việc thuận lợi, khoảng cuối năm lứa ngao đầu tiên sẽ được thu hoạch, lúc đó gia đình không chỉ có nguồn thu nhập đáng kể mà còn tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động khác”. Chung niềm vui với anh Tuấn, nhiều người dân ở Thụy Trường sau khi đấu giá thành công quyền sử dụng đất vùng bãi triều cũng tỏ ra rất tin tưởng, hồ hởi, phấn khởi. Họ đang tính đến chuyện đầu tư nuôi ngao thế nào để đạt hiệu quả cao nhất.

Trao đổi với chúng tôi, Chủ tịch UBND xã Vũ Tiến Thiện cho biết:  Thụy Trường có khoảng 4.000 ha diện tích bãi triều ven biển. Đây là tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế biển nói chung, nuôi trồng hải sản nói riêng, nhưng chưa thực sự được đầu tư khai thác một cách bài bản, khoa học, theo quy hoạch. Vì vậy, khi tỉnh có Đề án phát triển nuôi ngao vùng bãi triều ven biển, Quy hoạch tổng thể phát triển nuôi ngao của Thái Bình giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020, địa phương xác định đây là chủ trương đúng, trúng, rất hợp lòng dân. Đảng bộ xã đã thành lập BCĐ, các tổ công tác, xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện, họp Đảng uỷ, Đảng bộ, các tổ chức đoàn thể và nhân dân công bố quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết phát triển nuôi ngao.

Từ cuối năm 2011 đến nay, xã đã tổ chức nhiều hội nghị, phát trên loa truyền thanh, huy động các ban, ngành, đoàn thể, các thôn, khu dân cư vào cuộc  tuyên truyền các chủ trương, cơ chế chính sách của tỉnh, huyện  thông báo các quy chế, quy định của địa phương, lợi ích của việc phát triển nuôi ngao để cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu, đồng lòng thực hiện. Khi tuyên truyền, nêu rõ những thuận lợi, khó khăn, lộ trình thực hiện đề án, quy hoạch phát triển nuôi ngao ven biển để người dân dự tính, chuẩn bị trước các yếu tố về: nguồn vốn, kỹ thuật, lao động, thị trường, thậm chí cả những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình nuôi...

Trong tháng 3/2012,  Thụy Trường đã tổ chức các hội nghị thông qua quy chế đấu giá đất, tiến hành điều tra, xác định số hộ có nhu cầu nuôi ngao của địa phương chuẩn bị cho công tác đấu thầu và giao đất ngoài thực địa. 2 tổ bảo vệ an ninh chính trị gồm các lực lượng an ninh, ban quân sự, tổ bảo vệ rừng của xã, bộ đội biên phòng đóng trên địa bàn, công an phụ trách xã thường xuyên tổ chức tuần tra kiểm soát, nắm bắt tình hình trên biển, quản lý mặt bằng đất bãi triều không cho các tổ chức, cá nhân lấn chiếm trái phép; xuống cơ sở thôn nắm bắt tình hình, tư tưởng của nhân dân, tham mưu cho BCĐ giải quyết những khó khăn vướng mắc, lập phương án bảo vệ việc tổ chức đấu thầu đất bãi triều….

Cũng do xây dựng kế hoạch cụ thể, tập trung chỉ đạo quyết liệt để thực hiện đề án, quy hoạch nuôi ngao, cán bộ và nhân dân đồng thuận, nên trong quá trình triển khai việc đấu giá quyền sử dụng đất, tình hình an ninh trật tự trên vùng bãi triều của Thụy Trường ổn định. 3 hộ dân tự ý lấn chiếm đất, cắm vây nuôi ngao trái phép đã bị xã lập biên bản xử phạt, ký cam kết di dời khi các cơ quan chức năng yêu cầu. Toàn xã có 362 hộ nộp đơn xin tham gia đấu giá vùng đất vùng bãi triều ven biển để nuôi ngao. Ngày 24/4/2012, phiên đấu giá diễn ra công khai, dân chủ tại trụ sở UBND xã trước sự chứng kiến của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân. Kết quả, toàn xã có 142 hộ trúng thầu, mỗi hộ 2 ha và tất cả đều là người dân sinh sống ở địa phương, trong đó hộ bỏ thầu cao nhất 5.310đ/m2, hộ bỏ thầu thấp nhấp là 2.200đ/m2.

Theo Quy hoạch, khu vực bãi triều nuôi ngao của Thụy Trường thuộc tiểu vùng 1.1. Tổng diện tích quy hoạch là 323,28 ha, trong đó diện tích thực nuôi là 287 ha, chia làm 142 vây, diện tích bình quân 2 ha/vây… Tổng số tiền thu được từ việc đấu giá quyền sử dụng đất vùng bãi triều đã quy hoạch đạt 8,338 tỷ đồng. Theo quyết định  của UBND tỉnh  thì 70% nguồn thu này sẽ để lại cho xã và được sử dụng cho việc đầu tư, cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ xây dựng nông thôn mới. Như vậy, việc tổ chức đấu giá đất bãi triều ven biển của Thụy Trường lần này không chỉ tạo cơ hội cho nhiều gia đình đầu tư phát triển kinh tế một cách chính đáng mà còn góp phần tăng thu ngân sách cho địa phương, bảo đảm quyền lợi hưởng thụ cho đại đa số người dân.

Hiện nay, xã cắt cử lực lượng thường trực, thường xuyên tuần tra, kiểm soát bảo vệ an ninh trật tự tại khu vực bãi triều, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao đất cho dân ở ngoài thực địa. Lần đầu tiên tổ chức nuôi ngao trên quy mô, diện tích lớn nên sau khi đấu giá thành công, mong muốn của xã cũng như những hộ dân là sớm được các cấp có thẩm quyền giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hỗ trợ giống, vốn, tập huấn KHKT….để yên tâm đầu tư nuôi ngao, có thể làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương.

Báo Thái Bình
Đăng ngày 05/05/2012
Nguyễn Hình
Nuôi trồng

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 06:25 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 06:25 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 06:25 27/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 06:25 27/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 06:25 27/11/2024
Some text some message..