Thăm vùng nuôi cá chẽm quy mô lớn

Những ngày đầu xuân mới, chúng tôi có dịp đến thăm một khu vực nuôi cá chẽm quy mô lớn nằm ở phía nam vịnh Vân Phong…

Thăm vùng nuôi cá chẽm quy mô lớn
Hàng ngày, cá chẽm được “tiếp năng lượng” bằng máy.

Chiếc cano cao tốc rời bến tàu của Công ty TNHH Australis Việt Nam nằm ở phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa. Chưa đầy nửa giờ sau đó, chúng tôi đã tiếp cận khu vực thả các lồng bằng vật liệu đặc biệt để nuôi cá chẽm.

Vừa tiếp cận chiếc lồng lớn nhất (có diện tích hơn 370m2), chúng tôi thấy những công nhân đang cho cá ăn. Trên chiếc ghe 24CV, máy “phun” thức ăn được lắp đặt trên mạn đều đặn phóng thức ăn xuống mặt biển. Nhờ đó, thức ăn được rải đều khắp mặt nước trong lồng, thuận tiện cho việc tiếp cận thức ăn của đàn cá. “Lúc này, nhiệt độ nước biển chỉ 25 độ. Nhiệt độ này với cá chẽm được coi là lạnh và vì thế cá sẽ ít ăn hơn so với mùa hè nóng bức”, ông Bùi Xuân Đoan - nhân viên quản lý nuôi cá thương phẩm của công ty cho biết.

nuôi cá chẽm, nuôi cá chẽm bố mẹ, nuôi cá

Cá chẽm bố mẹ được nuôi trên bờ.

Vùng nước phía nam Vân Phong được công ty phân bổ làm 4 vùng và đặt nhiều lồng nuôi cá với tổng diện tích hơn 2.700m2. Mỗi vùng nước có tới 3 loại lồng nuôi cá chẽm có kích thước khác nhau. Theo các nhân viên kỹ thuật, cá chẽm từ khi được sinh ra trong bể (trên bờ) và được chăm sóc tỉ mỉ, tăng trưởng có trọng lượng 50g mới được chuyển ra lồng ngoài vịnh Vân Phong. “Sau đó, cá được nuôi có trọng lượng từ 1,2 đến 1,5kg mới thu hoạch, tùy từng yêu cầu của khách hàng”, anh Đoan nói.

Để kiểm tra, theo dõi quá trình tăng trưởng của cá, mỗi sáng, các nhân viên kỹ thuật phải lặn kiểm tra từng lồng. “Việc làm này được chúng tôi duy trì mỗi ngày, kể cả khi có gió mạnh hoặc nước lạnh, để phát hiện cá có bị bệnh, chết hay không”, anh Đoan cho biết. Đến giai đoạn nhất định, cá chẽm còn được “tắm” bằng dung dịch đặc biệt. Ngoài ra, các công nhân còn phải thay lưới định kỳ cho mỗi lồng cá. Công việc này nhằm đảm bảo dòng nước luôn được luân chuyển, tránh cá bị mắc bệnh.

Cá chẽm được nuôi ở đây được xoay vòng liên tục trong năm. Vì thế, cứ mỗi ngày có từ 8 đến 15 tấn cá được khai thác, đưa vào nhà máy chế biến. Tìm hiểu được biết, để không ngắt quãng nguồn hàng cho các đối tác nước ngoài, tại công ty thường xuyên có hơn 250 cán bộ, công nhân làm việc mỗi ngày. “Chúng tôi có cả một dây chuyền làm việc xuyên suốt. Từ việc cá bố mẹ được chăm sóc thế nào để đẻ trứng và thụ tinh. Khi cá con được nở ra, các công nhân làm việc suốt ngày đêm để dõi theo quá trình sinh trưởng cá con. Tất cả đều phải tuân theo một quy trình khoa học hết sức nghiêm ngặt”, ông Yedod Snir - Giám đốc điều hành của công ty cho biết. Theo các nhân viên kỹ thuật của công ty, theo chu kỳ 45 ngày, lại có một đợt cá con được sinh ra tại công ty với số lượng lên đến hơn 1,2 triệu con.

Làm việc với những nhân viên kỹ thuật, công nhân địa phương trong hơn 8 tháng qua, ông Yedod Snir đánh giá, họ là những người hết sức chăm chỉ, thông minh và tận tụy hết mình vì công ty. Cũng theo ông Yedod Snir, trước đây cá thành phẩm của công ty chỉ được xuất khẩu trực tiếp sang Mỹ, còn hiện nay đã lan tỏa sang các thị trường khó tính khác như: Nhật Bản, Úc, châu Âu và thị trường trong nước.

Công ty TNHH Australis Việt Nam trụ sở đặt tại phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa; văn phòng đại diện ở TP. Nha Trang và có nhà máy chế biến đặt tại phường Phước Long, TP. Nha Trang.

Theo nhân viên kỹ thuật công ty, so với các loài cá khác thì cá chẽm là loài cá rất đặc biệt. Khi được sinh ra, cá chẽm đều là cá đực, 2 - 3 năm tuổi cá tự động “chuyển giới” thành cá cái và có thể đẻ trứng.

Báo Khánh Hòa
Đăng ngày 20/02/2019
Thành Long
Nuôi trồng

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 23:51 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 23:51 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 23:51 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 23:51 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 23:51 26/11/2024
Some text some message..