Thần y trị độc rắn cắn

Những người dân ở xã Xuân Tầm huyện Văn Yên (Yên Bái) vẫn thường truyền tai nhau về “thần y” chuyên chữa trị cho người bị rắn độc cắn. Dù người bệnh đã thập tử nhất sinh nhưng dưới bàn tay tài hoa cùng phương thuốc bí truyền, thầy lang của bản vẫn cứu được người bị rắn độc cắn thoát khỏi lưỡi hái của tử thần.

thầy lang chiêu, trị rắn

Đó là anh Đặng Phúc Chiêu 49 tuổi, người dân tộc Dao ở Thôn Khe Chung 2, xã Xuân Tầm, huyện Văn Yên.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình người Dao đỏ ở thôn Khe Chung 2 xã Xuân Tầm đã ba đời chữa bệnh viêm amiđan và viêm họng hạt từ cây thuốc nam, anh Chiêu được bố đẻ là ông Đặng Kim Phúc truyền nghề. Sau đó, anh Chiêu lại được ông ngoại truyền dạy bài thuốc chữa rắn độc cắn. Ông ngoại qua đời, anh Chiêu trở thành người duy nhất ở vùng sơn cước này sở hữu phương thuốc bí truyền của gia đình.

Ông Đặng Phúc Châu, Bí thư đảng bộ xã XuânTầm cho biết, thời trẻ anh Chiêu còn mải chơi nhưng sau khi tỉnh ngộ đã tu chí làm ăn, toàn tâm hành nghề chữa bệnh cứu người, đặc biệt là chữa rắn cắn rất giỏi, chữa ca nào được ca ấy.

Nhiều người dân trong vùng bị rắn độc cắn được anh Chiêu cứu sống. Điển hình là anh Đặng Nguyên Thanh ở bản Khe Phoi, xã Phong Dụ Hạ, huyện Văn Yên bị một con rắn hổ mang chúa cắn vào tay trái. Không sơ cứu kịp thời nên khi được đưa về nhà thầy lang Chiêu, anh Thanh đã rơi vào tình trạng tê liệt, toàn thân tím tái. Nọc độc của rắn đã ngấm vào cơ thể khiến anh Thanh nằm mê man bất tỉnh suốt 3 ngày đêm. Tính mạng “ngàn cân treo sợi tóc” nhưng thầy lang Chiêu vẫn kiên trì chữa trị, vừa bôi thuốc, cho uống thuốc đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, vừa lấy lá thuốc đun lên cho bệnh nhân tắm chống nhiễm trùng. Sau 29 ngày ròng rã đối mặt với tử thần, thầy lang Chiêu đã kéo anh Thanh trở về với cuộc sống.

Trường hợp của Chị Triệu Thị Xiết ở thôn hai Khe Chung xã Xuân Tầm cũng là ca bệnh hiểm nghèo được cứu sống một cách thần kỳ. Nhà chị Xiết ở gần rừng, một lần không may bị rắn hổ mang cắn vào chân phải. Mặc dù chị đã cắt tóc ga-rô phía trên vết rắn cắn ngay lập tức, nhưng do quan niệm lạc hậu chị Xiết không đi chữa ngay mà ở nhà cúng. Đến sáng hôm sau, khi chân sưng to, toàn thân tê dại, chị Xiết mới đến nhà thầy lang Chiêu. Sau 9 ngày đêm mê man bất tỉnh, chị Xiết đã hồi sinh bởi bài thuốc trị độc rắn cắn bí truyền của thầy lang Chiêu.

Còn Chị Đỗ Thị Thuấn - Chủ tịch hội phụ nữ xã Xuân Tầm, huyện Văn Yên (Yên Bái) cũng kể về tài danh của thầy lang Chiêu với sự thán phục: Đầu năm 2012 con trai chị đi rừng bị rắn độc cắn, ngay sau đó chân tê dại và sưng to không đi được nữa. Gia đình chị đã đưa con đến nhà thầy lang Chiêu để chữa, sau ba ngày con trai chị đã khoẻ mạnh trở lại...

Hiện nay, người bệnh đến nhờ anh Chiêu chữa trị ngày càng tăng có lúc bệnh nhân đông kín nhà. Tiền công, tiền thuốc chỉ là sự tùy tâm của người bệnh, có khi chỉ là con gà, con vịt hay tấm lưới đánh cá...

Bài thuốc trị độc rắn cắn của anh Chiêu thường là các loại thảo mộc trong rừng già. Xác định cho mình nghề làm thuốc phải đặt chữ tâm, chữ đức lên hàng đầu, nên hàng ngày anh Chiêu vẫn miệt mài đi vào rừng tìm thảo dược, cặm cụi bên bếp lửa điều chế từng bài thuốc, tận tình chăm sóc từng bệnh nhân. Ngoài phương thuốc bí truyền chữa rắn độc cắn, anh Chiêu còn một số bài thuốc quí khác chữa trị bệnh bạch hầu, viêm Ami đan, viêm họng hạt mãn tính...

Ông Đặng Phúc On - Trưởng trạm y tế xã Xuân Tầm, huyện Văn Yên (Yên Bái) cho biết: Mặc dù thuốc nam ngày trở nên khan hiếm nhưng khi có bệnh nhân đến chữa trị, anh Chiêu rất nhiệt tình và tâm huyết với bệnh nhân. Với các bài thuốc nam gia truyền, anh Chiêu chữa bệnh viêm amiđan, viêm họng hạt và rắn độc cắn đạt hiệu quả trên 90%, được người bệnh và bà con nhân dân nơi đây rất tin tưởng.

Xuân Tầm, mảnh đất vùng cao xa xôi của huyện Văn Yên (Yên Bái) vốn mang trong mình muôn vàn những điều kỳ thú với những phong tục, tập quán, bản sắc văn hoá đặc sắc của đồng bào dân tộc Dao đỏ. Trải qua ba đời chữa bệnh, gia đình anh Chiêu đã giúp cho nhiều người thoát khỏi lưỡi hái từ thần. Quyết định truyền nghề cho con trai nối nghiệp cha ông, đó là tâm sự của “ thần y” miền sơn cước "thầy lang Chiêu" chia sẻ với chúng tôi. 

TTXVN
Đăng ngày 31/03/2013
tuấn anh
Nông thôn

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 22:07 23/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 22:07 23/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 22:07 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 22:07 23/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 22:07 23/04/2024