Thành công với mô hình nuôi lươn không bùn

Sau 10 năm đi lao động hợp tác tại Nhật Bản, anh Lê Minh Hiếu (SN 1981) đã từ chối cơ hội được định cư với mức thu nhập bình quân 80 triệu đồng/tháng cùng nhiều ưu đãi khác để trở về lập nghiệp trên chính quê hương Vĩnh Long. Mang những kiến thức khoa học tiên tiến về áp dụng vào mô hình nuôi lươn không bùn và đã đem lại thu nhập cao cho gia đình, giải quyết việc làm ổn định cho hàng chục lao động tại địa phương.

Lươn.
Nuôi lươn với mô hình không bùn vừa tiết kiệm tối đa diện tích, dể phát hiện bệnh và kiểm soát tốt được lượng thức ăn.

Mô hình nuôi lươn không bùn

Nói về cơ duyên đến với nghề nuôi lươn tại quê nhà, anh Lê Minh Hiếu chia sẻ: “Ở bên Nhật thu nhập rất ổn định, nhưng chỉ để làm giàu cho bản thân. Trong khi đó, tại quê nhà (ấp Quang Mỹ, xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long), nhiều lao động không có việc làm ổn định khiến tôi trăn trở. Những năm làm việc ở Nhật Bản, tôi thấy người ta phát triển mô hình nuôi lươn rất dễ dàng, cớ sao mình không thực hiện được. Vậy là tôi quyết định trở về quê hương bắt tay vào xây dựng mô hình nuôi lươn không bùn theo mô hình của Nhật Bản. Qua hơn 3 năm đầu tư xây dựng, đến nay mô hình nuôi lươn đã thành công như mong đợi”.


Ông chủ mô hình nuôi lươn không bùn Lê Minh Hiếu.

Anh Hiếu chia sẻ kinh nghiệm, nuôi lươn muốn đạt hiệu quả cao phải tập trung hoàn chỉnh 4 yếu tố quan trọng nhất: Một là phải có con giống khỏe mạnh, có xuất xứ rõ ràng. Hai là nguồn nước phải bảo đảm hợp vệ sinh, mỗi ngày phải thay nước ít nhất là 3 lần. Đây là công đoạn mất rất nhiều thời gian, kinh phí và nhân công. Ba là phải bố trí thức ăn phù hợp với độ tăng trưởng của lươn. Hiện nay, chưa có thức ăn cá biệt cho lươn nên người nuôi phải sử dụng thức ăn cho cá để thay thế. Bốn là xây dựng bể nuôi phù hợp với từng loại: Lươn bố mẹ, lươn giống, lươn thịt, không nên sử dụng lẫn lộn các bể nuôi.

Tại Vĩnh Long, nhiều người đã nuôi lươn trong ao đất (còn gọi là nuôi lươn có bùn); nuôi trong bể xi măng lót bạt (nuôi lươn không bùn), mỗi mô hình đều có những ưu, khuyết điểm khác nhau. Tuy nhiên, theo anh Hiếu, áp dụng mô hình nuôi lươn không bùn có nhiều ưu điểm nổi trội như: tiết kiệm tối đa diện tích nuôi, hạn chế thức ăn dư thừa, dễ phát hiện các loại bệnh, màu sắc lươn bắt mắt, dễ tiêu thụ trên thương trường.

Trở thành tỷ phú trên quê hương

Nói về mô hình nuôi lươn của anh Lê Minh Hiếu, ông Trần Văn Thái, ngụ tại ấp Quang Mỹ ngưỡng mộ: "Từ trước đến giờ, người dân chỉ biết nuôi cá tra, cá trê, thát lát, rô phi... chớ đâu có ai nuôi lươn bao giờ. Thấy chú Hiếu mua đất xây trang trại nuôi lươn trong nhà lẫn ngoài trời, ai cũng ngạc nhiên và nghĩ sẽ khó thành công. Vậy mà mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế tốt, ông chủ nuôi lươn đã trở thành tỷ phú vùng này".


Cơ sở nuôi lươn ngoài trời của anh Hiếu tạo việc làm cho hàng chục lao động tại địa phương.

Được biết, trên diện tích 11.000 mét vuông, anh Hiếu xây dựng trên 150 bồn nuôi (ngoài trời), bên ngoài là vách đất, bên trong lót bạt, bên trên thả lục bình và một số loại rau làm bóng mát cho lươn sinh sản. Mỗi bồn có chiều dài 3 mét, ngang 2 mét, cao 0,65 mét. Trong trang trại của mình, anh xây dựng 50 bồn xi măng có kích thước tương đương để làm nơi ấp trứng lươn thành lươn giống, xuất bán sau thời gian từ 40 đến 60 ngày. Mỗi con lươn giống sau 8 tháng nuôi bắt đầu sinh sản. Một số bồn được làm nơi nuôi lươn thịt khỏe mạnh để tạo nguồn lươn giống bố mẹ.

Hiện nay, cơ sở sản xuất lươn giống mang tên Minh Hiếu đã tạo việc làm thường xuyên cho 30 lao động với mức lương từ 4,5 đến 10 triệu đồng-tùy thuộc công việc và tay nghề.


Sản phẩm lươn nuôi tại cơ sở của anh Lê Minh Hiếu.

Trong 2 năm 2019-2020, anh Lê Minh Hiếu đã xuất bán trên 4 triệu con lươn giống, sau khi trừ các khoản chi phí, anh Hiếu thu lãi từ 3,5 đến 4 tỷ đồng/năm. Thị trường tiêu thụ lớn nhất là các tỉnh: Vĩnh Long, Bến Tre, Long An, An Giang... và các tỉnh miền Trung.

Mô hình nuôi lươn không bùn của anh Hiếu đã được nhiều nông dân ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đến học hỏi kinh nghiệm để áp dụng làm theo. Trong thời gian tới, ông chủ Lê Minh Hiếu dự tính sẽ mở rộng quy mô sản xuất lên gấp đôi so với hiện nay; phấn đấu giải quyết việc làm cho 60 lao động, mở rộng thị trường ra các tỉnh phía Bắc.

Dân Tộc & Phát Triển
Đăng ngày 19/05/2021
Phan Thị Anh Thư
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Bón vôi ngày mưa đúng cách cho ao nuôi tôm

Bón vôi cho ao nuôi tôm là một trong những biện pháp quan trọng để duy trì chất lượng nước, ổn định pH, và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tôm. Tuy nhiên, vào ngày mưa, quá trình bón vôi cần được thực hiện cẩn thận hơn để đảm bảo hiệu quả và tránh gây hại cho tôm.

Trộn vôi
• 10:12 09/09/2024

Việt Nam có đang đối mặt với nhiều thách thức trong nuôi trồng thủy sản?

Ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam được coi là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành này cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp về môi trường, quản lý và cạnh tranh quốc tế,...

Nuôi trồng thủy sản
• 10:09 06/09/2024

Hành vi bất thường của tôm: Nhận biết, nguyên nhân và giải pháp

Hành vi bất thường của tôm có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm về các vấn đề sức khỏe hoặc điều kiện ao nuôi không phù hợp. Dưới đây là các hành vi bất thường thường gặp ở tôm, cùng với biểu hiện, nguyên nhân, và giải pháp cụ thể để người nuôi có thể nhận diện và xử lý kịp thời.

Tôm thẻ
• 09:39 06/09/2024

Nâng tầm thú vui với công nghệ và thiết bị mới trong nuôi cá cảnh

Thú vui nuôi cá cảnh không chỉ đơn thuần là một sở thích mà còn là một nghệ thuật giúp mang lại sự thư giãn, giảm căng thẳng và tạo không gian xanh mát trong ngôi nhà của bạn.

Cá cảnh
• 10:04 05/09/2024

Việt Nam khẳng định vị thế là "siêu cường tôm" nhờ thị trường Hoa Kỳ

Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những "siêu cường tôm" toàn cầu nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của xuất khẩu tôm sang thị trường Hoa Kỳ.

Tôm
• 21:56 09/09/2024

Công thức sử dụng một số thảo dược kháng bệnh cho tôm

Sử dụng chiết xuất thảo dược để tăng cường miễn dịch và kiểm soát bệnh cho tôm nuôi được biết đến từ lâu, và hai năm qua các chuyên gia ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ thực hiện chương trình Đổi mới sáng tạo tôm Mekong tập trung nghiên cứu đưa ra một số công thức cụ thể.

Tôm thẻ
• 21:56 09/09/2024

Ngành tôm Ấn Độ mất 500 triệu đô la vì lệnh cấm của Hoa Kỳ

Năm 2024, ngành tôm Ấn Độ đối mặt với một cú sốc lớn khi Hoa Kỳ, một trong những thị trường xuất khẩu chủ chốt, áp đặt lệnh cấm đối với các sản phẩm tôm nhập khẩu từ quốc gia này.

Tôm thẻ
• 21:56 09/09/2024

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 8 năm 2024 tăng 614 tấn (tăng 2,2%) so cùng kỳ năm 2023

Theo Cục Thống kê Bình Định, tổng sản lượng thủy sản tháng 8 năm 2024 ước đạt 28.738,6 tấn, tăng 2,2% (tăng 614 tấn) so với cùng kỳ. Tính tổng cộng 8 tháng năm 2024, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 201.433,1 tấn, tăng 2,7% (tăng 5.366,8 tấn) so với cùng kỳ.

Tàu thuyền
• 21:56 09/09/2024

Bón vôi ngày mưa đúng cách cho ao nuôi tôm

Bón vôi cho ao nuôi tôm là một trong những biện pháp quan trọng để duy trì chất lượng nước, ổn định pH, và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tôm. Tuy nhiên, vào ngày mưa, quá trình bón vôi cần được thực hiện cẩn thận hơn để đảm bảo hiệu quả và tránh gây hại cho tôm.

Trộn vôi
• 21:56 09/09/2024
Some text some message..