Thay đổi mẫu chứng thư xuất khẩu thủy sản vào EU

Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), Bộ NN&PTNT vừa chính thức phát đi hướng dẫn mẫu chứng thư mới cho các lô hàng thủy sản xuất khẩu vào EU.

chế biến tôm
Sản xuất hàng thủy sản xuất khẩu tại Công ty Thủy sản Cà Mau. Ảnh: Nguyễn Huế

Theo Nafiqad, ngày 28-4, Cơ quan thẩm quyền EU đã ban hành quy định số 2016/759 liên quan tới việc nhập khẩu một số sản phẩm trong đó có đùi ếch, ốc, gelatine, collagen, glucosamine, nội dung chủ yếu thay thế các chứng thư tương ứng đã được ban hành kèm theo quy định số 2074/2005 ngày 5-12-2005 và các văn bản sửa đổi, có thời gian chuyển tiếp đến hết ngày 2-12-2016.

Các nội dung chính thay đổi trong các mẫu chứng thư mới bao gồm: Bỏ thông tin mã bưu điện (Postal code) tại mục Chủ hàng (Consignor); thay đổi cách thể hiện thông tin liên quan tới phương pháp chế biến là tươi (fresh) và đã được xử lý (treated) thay cho các phương pháp nêu trên chứng thư trước đây là ướp đá (chilled), đông lạnh (frozen) và chế biến (processed).

Cụ thể, về việc xuất khẩu Glucosamine dùng làm thực phẩm vào thị trường EU: Các cơ sở chế biến Glucosamine từ thủy sản để xuất khẩu vào thị trường EU phải áp dụng chương trình quản lý chất lượng theo HACCP theo quy định EU số 852/2004 và tuân thủ đầy đủ các quy định về vệ sinh tại phụ lục II quy định EU số 852/2004 và quy định tại Phần XVI, phụ lục 3 quy định EU số 853/2004 (Phần XVI, phụ lục 3 được bổ sung bởi quy định EU số 2016/355 ngày 11-3-2016) như đối với thủy sản chung. Các cơ sở chế biến Glucosamine từ thủy sản xuất khẩu vào EU không cần lập danh sách riêng mà chỉ cần có tên trong danh sách thủy sản chung.

Đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu vào EU để làm nguyên liệu chế biến Gelatine/Collagen: Ngày 7-12-2015, Nafiqad đã lập danh sách các cơ sở chế biến xuất khẩu thủy sản vào EU để làm nguyên liệu chế biến Gelatine/Collagen đồng thời đề nghị Cơ quan thẩm quyền EU đưa các doanh nghiệp này vào danh sách các cơ sở được phép xuất khẩu thủy sản vào thị trường này để làm nguyên liệu chế biến Gelatine/Collagen tại văn bản 3035/QLCL-CL1 ngày 7-12-2015 và văn bản số 1356/QLCL-CL1 ngày 1-7-2016.

Tuy nhiên ngày 16-9-2016, Cơ quan thẩm quyền EU đã có thông báo: Những cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu vào EU để làm nguyên liệu chế biến Gelatine/Collagen chỉ cần có tên trong danh sách thủy sản chung mà không cần phải lập thành danh sách riêng.

Đối với sản phẩm Gelatine/Collagen từ thủy sản: Các cơ sở chế biến Gelatine/Collagen từ nguyên liệu thủy sản xuất khẩu vào thị trường EU phải có tên trong danh sách riêng về các cơ sở được phép xuất khẩu sản phẩm này vào EU do Cơ quan thẩm quyền EU phê duyệt và công bố trên trang tin điện tử của EU.

Ngoài ra, các cơ sở chế biến Gelatine/Collagen từ nguyên liệu thủy sản phải áp dụng chương trình quản lý chất lượng theo HACCP theo quy định EU số 852/2004 và đáp ứng các quy định tại phụ lục III, Chương I, Chương II, Chương III và Chương IV Phần XIV, Phần XV Quy định EU số 853/2004.

Ông Ngô Hồng Phong, Phó Cục trưởng Nafiqad cho biết: Để thực hiện các yêu cầu tại quy định số 2016/759 của Cơ quan thẩm quyền EU, tránh các vướng mắc trong quá trình xuất khẩu thủy sản vào thị trường này, Nafiqad yêu cầu các cơ sở chế biến đùi ếch, ốc, glucosamine và nguyên liệu để sản xuất Gelatine/Collagen: Cập nhật các quy định về điều kiện bảo đảm bảo an toàn thực phẩm đối với sản phẩm tương ứng để tuân thủ đúng khi xuất khẩu sản phẩm vào thị trường EU.

Nghiên cứu kỹ các mẫu chứng thư mới và cung cấp đầy đủ các thông tin về lô hàng khi đăng ký kiểm tra, chứng nhận xuất khẩu vào thị trường EU; chủ động liên hệ với nhà nhập khẩu EU để cập nhật và thực hiện đầy đủ các quy định, thủ tục có liên quan khi xuất khẩu các sản phẩm nêu trên có nguồn gốc từ thủy sản vào thị trường này.

Đối với các cơ sở chế biến sản phẩm Gelatine/Collagen từ thủy sản có nhu cầu xuất khẩu vào EU, yêu cầu đặt ra là nghiên cứu kỹ các quy định của EU liên quan tới việc sản xuất xuất khẩu sản phẩm Gelatine/Collagen từ thủy sản vào thị trường này; thực hiện đăng ký để được kiểm tra, chứng nhận điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất sản phẩm Gelatine/Collagen từ thủy sản theo quy định tại Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12-11-2013.

Riêng đối với Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn Collagen (TS 803) đã được Nafiqad kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong chế biến sản phẩm Gelatine/Collagen từ thủy sản vào ngày 1-2-2016, Nafiqad đã có văn bản gửi Cơ quan thẩm quyền EU đề nghị đưa doanh nghiệp vào danh sách được phép xuất khẩu sản phẩm Gelatine/Collagen vào thị trường này và sẽ có văn bản thông báo cho doanh nghiệp khi nhận được trả lời từ EU.

Báo Hải Quan, 28/10/2016
Đăng ngày 31/10/2016
Thanh Nguyễn
Doanh nghiệp

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 16:45 21/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 12:00 21/11/2024

Mở Shop Cá cảnh - Tép cảnh online nhanh và nhàn tại Farmext eShop

Bạn đang kinh doanh, phân phối giống và các sản phẩm thuộc lĩnh vực Cá cảnh - Tép cảnh? Bạn cần mở shop online nhanh chóng, để có thêm hướng ra cho sản phẩm và tăng thêm thu nhập? Hãy liên hệ với Farmext eShop ngay.

Cá cảnh - Tép cảnh online
• 14:44 20/11/2024

Tự tin thể hiện ý tưởng cùng Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới

Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới là cuộc thi viết được tổ chức bởi Tép Bạc. Cuộc thi dành cho tất các các đối tượng sinh viên đam mê ngành thủy sản tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các bạn tự do thể hiện mọi góc nhìn và ý tưởng của mình đối với ngành thủy sản.

Cuộc thi viết
• 11:48 20/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 16:17 22/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 16:17 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 16:17 22/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 16:17 22/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 16:17 22/11/2024
Some text some message..