Thay đổi phương thức nuôi cua biển để mang lại hiệu quả cao

Nghề nuôi cua ở ĐBSCL đã được hình thành và phát triển từ những năm 1990 tại các tỉnh như: Cà Mau, Trà Vinh, Bạc Liêu,...Cua dần trở thành đối tượng nuôi phổ biến (sau tôm), do đó nhiều mô hình nuôi cua biển mới đã xuất hiện nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện đời sống người dân.

Nuôi cua biển
Canh tác theo phương thức truyền thống dễ tạo điều kiện cho mầm bệnh gây hại lên vật nuôi, khiến năng suất giảm

Nuôi cua biển truyền thống trước đây

Ở nước ta, cua biển là đối tượng rất quan trọng trong khai thác và nuôi trồng thủy sản ở vùng nước lợ ven biển, nhất là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Cua biển được xem là đối tượng quan trọng góp phần đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng nguồn thu nhập, giảm thiểu rủi ro trong nuôi tôm. Sản phẩm cua thịt vừa được xuất khẩu vừa được ưa chuộng và tiêu thụ rộng rãi trong nước.

Với mô hình nuôi cua biển trước đây, được người dân nuôi theo hình thức quảng canh truyền thống và phần lớn còn nuôi tự phát, dựa vào kinh nghiệm và tổ chức sản xuất chưa đồng bộ. Điều này dẫn đến khó quản lý về môi trường và dịch bệnh. Các mô hình nuôi cua biển quảng canh truyền thống thì chi cho năng suất bình quân đạt từ 150 – 200 kg/ha/vụ nuôi, hiệu quả kinh tế không cao.

Do đó, những nông dân sáng tạo đã tiến hành thay đổi phương thức nuôi và cho ra đời nhiều mô hình nuôi cua biển mới mang lại cho năng suất, lợi nhuận cao, cải thiện giá trị kinh tế..

Một số phương thức nuôi cua biển mới cho hiệu quả cao

Mô hình nuôi cua biển trong hộp nhựa kết hợp hệ thống tuần hoàn: hệ thống công nghệ cao nuôi cua biển trong nhà có ưu điểm nổi bật là không cần nhiều lượng nước đầu vào nhờ nguyên lý tuần hoàn, sục khí tạo oxy. 

Khi đưa nước vào hộp nuôi cua, thức ăn thừa và chất cặn bẩn thải ra và đi qua hệ thống lọc thô, sau đó ra bể vi sinh và hệ thống khử khuẩn bằng tia UV. Những vi sinh sống nhờ hạt nhựa kaldnes có vai trò như san hô để lọc thức ăn thừa và chất thải giúp môi trường sống của cua được sạch hơn. Nhờ vậy, nguồn nước trong mô hình được tái sử dụng tới 99,5% giúp hải sản nuôi tỉ lệ sống cao, năng suất tăng, không gây ô nhiễm môi trường. 

Mỗi con cua sẽ được nuôi riêng trong một hộp nhỏ để tránh ăn thịt lẫn nhau và thu hẹp mô hình để dễ quản lý, tránh nhiễm bệnh chéo. Hộp nuôi cua được xếp thành nhiều gian tầng khác nhau, đánh số thứ tự và ghi chép hàng ngày về hiệu quả chăm sóc ở vỏ hộp. Nhiệt độ môi trường sẽ được người nuôi điều chỉnh với mức lý tưởng là 28 độ C. Sau khoảng từ 20 - 40 ngày, cua bắt đầu cho thu hoạch, khi đó đạt khoảng 4 con/kg.

Ưu điểm lớn của hệ thống nuôi cua trong nhà là việc tận dụng diện tích nuôi tối đa, cua được nuôi và thu hoạch liên tục, chất lượng sản phẩm có thể kiểm soát dễ dàng trước khi đưa vào thị trường. 

Nuôi cua biểnNuôi cua biển trong hộp nhựa với hệ thống tuần hoàn ít tốn diện tích nhưng lại cho năng suất, chất lượng cao. Ảnh: Điện máy Xanh

Mô hình nuôi cua trong hộp nhựa dưới tán rừng ngập mặn: phương thức nuôi sáng tạo này đã giúp mang lại hiệu quả cao cho một số hộ nuôi ở ven biển với chất lượng thịt cua không thua kém ngoài tự nhiên và hao hụt không đáng kể. 

Ngoài ra, vì mồi cua ăn là cá biển tự nhiên và được nuôi ngay ở mặt nước biển dưới tán rừng đước nên môi trường sống của cua cũng chẳng khác gì ngoài tự nhiên. Điều này sẽ giúp bà con giảm được khá nhiều chi phí điện, vật tư khác so với mô hình nuôi cua trước đây.

Anh Nguyễn Bửu Lộc, ngụ tỉnh Kiên Giang cho biết, nuôi cua biển khá dễ, chỉ cần tìm hiểu được tập tính sinh sống của cua biển và chịu khó để ý, học hỏi thêm một ít kỹ thuật chăm sóc thì khả năng đạt hiệu quả khá cao. Mô hình nuôi này cho anh lãi khoảng 50 – 60%, sau khi trừ đi hao hụt, thức ăn.

“Sau đợt nuôi thử nghiệm thành công, tôi nuôi thêm 1.500 con. Để có nguồn cua nuôi gối đầu, tôi còn còn bao lưới nuôi thêm gần 2.000 con cua nhỏ; chờ đến khi cua lớn đạt kích cỡ chừng 3,4cm rồi mình bỏ vô hộp nhựa nuôi tiếp, tránh chúng kẹp nhau gãy càng và tiện cho mình theo dõi, chăm sóc", anh Lộc chia sẻ thêm.

Mô hình nuôi cuaTận dụng địa thể tự nhiên, mô hình nuôi sáng tạo này nông dân giúp tiết kiệm khá nhiều chi phí. Ảnh: tuoitre.vn

Nuôi cua quảng canh cải tiến 2 giai đoạn: Ở giai đoạn 1, cua giống được ương 15 – 25 ngày. Trong quá trình ương, cho ăn bằng cá tạp hấp hoặc luộc chín rồi tán nhuyễn, với liều lượng 0,2 – 0,5 kg/1000 con giống (tùy điều kiện phát triển của động vật phù du trong ao ương), mỗi ngày tăng từ 5 – 10% lượng thức ăn.

Giai đoạn 2, sau thời gian ương, tiến hành mở ao ương cho cua di chuyển ra ngoài vuông nuôi. Định kỳ 10 - 15 ngày sử dụng chế phẩm sinh học để ổn định và làm sạch môi trường nước trong vuông nuôi. Khoảng 15 ngày/lần sử dụng phân sinh học, phân hữu cơ (tùy lượng thức ăn tự nhiên có trong vuông) để tạo thức ăn tự nhiên cho vật nuôi. 

Trong 2 giai đoạn này, nông dân cần lưu ý hàng ngày kiểm tra trạng thái hoạt động, sức khỏe của cua. Ở giai đoạn 60 ngày tuổi, nông dân tiến hành kiểm tra trọng lượng cua, nhằm đánh giá mức tăng trưởng của cua nuôi.

So với mô hình nuôi cua truyền thống thì mô hình nuôi cua 2 giai đoạn hiệu quả hơn, tỷ lệ thành công cũng cao hơn. Cho lợi nhuận bình quân đạt hơn 71,6 triệu đồng/ha/vụ nuôi. 

Đăng ngày 13/11/2023
Nhất Linh @nhat-linh
Nuôi trồng

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 10:45 12/11/2024

Sản xuất cá bỗng đặc sản: Nông dân vùng cao thu về trăm triệu đồng

Tại các vùng cao nguyên phía Bắc, đặc biệt là tỉnh Hà Giang, cá bỗng đã trở thành một loại đặc sản quý hiếm, được xem như “vua của các loại cá” nhờ chất lượng thơm ngon và quy trình nuôi tự nhiên của người dân tộc Tày.

Cá bỗng
• 10:38 11/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 21:46 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 21:46 13/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:46 13/11/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 21:46 13/11/2024

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 21:46 13/11/2024
Some text some message..