Thị trường và tiêu chuẩn tác động đến hành vi doanh nghiệp

Hiện nay, chuỗi thực phẩm hiện đại được quản lý sự an toàn bằng các tiêu chuẩn thị trường. Thực tế cho thấy, sức mạnh thị trường đã tạo ra sự thay đổi trong doanh nghiệp (DN). Hành vi của DN cung ứng được điều chỉnh theo các tiêu chuẩn, các yêu cầu của DN mua hàng.

chế biến cá
Nhiều tiêu chuẩn an toàn thực phẩm nghiêm ngặt tác động mạnh đến hành vi của doanh nghiệp, giúp họ làm ăn có trách nhiệm hơn. Ảnh: H.B.

Hồi năm 2011, khi làm việc tại một dự án đối chuẩn về nuôi trồng thuỷ sản bền vững của hai nhóm thị trường Mỹ và châu Âu, nhiệm vụ của tôi là đánh giá chính cho một tiêu chuẩn sắp sửa ban hành. Sau khi đi học lớp “đánh giá viên quốc tế” về tiêu chuẩn này, vài tháng sau, tôi nghe báo đài mình đưa tin truyền hình Đức phê phán cá tra Việt Nam nặng nề. Theo đoạn phim, phần cuối là các DN Việt Nam xuất khẩu đổ xô đi chứng nhận cái tiêu chuẩn mới đó. Tôi có nghĩ là phía mua hàng ép mình quá, nhưng cũng nhận ra mặt tích cực là người ta phải nghĩ tới cách làm cho tốt hơn.

Trong mấy trại nuôi thuỷ sản đó, có trại bị cho là sát vách khu bảo tồn, nhưng nằm trong khu bảo tồn luôn, họ phá bớt rừng làm ao nuôi, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương. Rồi có trại khác chuyển từ đất lúa qua đất nuôi thuỷ sản, nói là cho phù hợp với quy hoạch địa phương. Nếu họ không chứng minh được về gốc gác các ao nuôi, họ chỉ có nước kiếm địa điểm khác để làm trang trại chứng nhận.

Những câu chuyện hay nhất với tôi vẫn là đoạn đánh giá tác động có sự tham gia của cộng đồng, thấy trại nuôi thuỷ sản phải có thái độ rất dễ thương khi thương lượng với bà con mấy giải pháp hạn chế tác hại do việc nuôi của họ gây ra. Rồi họ phụ tiền với dân làm đường, đưa nước sạch về làng, cho bà con bùn thải làm phân bón cây, có chỗ còn tặng nhà tình nghĩa nữa, thấy là nhà kinh doanh ngời ngời trách nhiệm! Vậy, nhưng tánh tôi vốn hay nghi, tôi tự hỏi nếu khách mua hàng không ép liệu họ có làm đúng tiêu chuẩn không đây? Nếu tiêu chuẩn không ép liệu họ có không phá rừng để nuôi cá tôm, liệu họ có coi quy hoạch địa phương kiểu nào để theo, rồi liệu họ có tử tế với xóm làng? Thị trường hay là chỗ đó, khiến cho người ta làm ăn có trách nhiệm, có trước có sau hơn, dù muốn hay không trước tác dụng đó cũng phải khen thị trường.

Hai năm trước tôi huấn luyện tiêu chuẩn nuôi tôm bền vững ở Bangkok, Thái Lan. Lớp tôi có một nhóm học viên từ hiệp hội nuôi tôm của Ecuador. Họ hỏi chính phủ họ cho phép phá rừng ngập mặn nuôi tôm, vậy tiêu chuẩn cho phép không? Tôi nói không, nhưng nếu mấy anh thấy không thoả mãn với câu trả lời của tôi thì có thể biên thư hỏi thẳng tổ chức ban hành tiêu chuẩn.

Tôi không biết sau đó họ có biên thư không, nhưng tôi nghĩ hoá ra cũng có nhiều chỗ muốn phá rừng nuôi tôm, và điều đó thì thị trường (đây là nói những người xây dựng các tiêu chuẩn) có biết, nên họ mới đưa cái yêu cầu đó vô tiêu chuẩn. Sau vụ đó, tôi hay nói với học viên của mình rằng tiêu chuẩn nó hay ở chỗ họ đã sử dụng “sức mạnh thị trường” để chuyển hoá ngành nuôi trồng theo hướng có trách nhiệm và bền vững hơn.

Từ phát hiện này, tôi thấy tò mò về cách mà thị trường đã sử dụng sức mạnh của nó trong nỗ lực thay đổi hành vi nhà sản xuất theo quan niệm mà thị trường cho là có trách nhiệm hơn, bền vững hơn. Tôi tìm kiếm lý do đằng sau những yêu cầu của các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội, về sản xuất có trách nhiệm, mua hàng có trách nhiệm và tất cả các thể loại trách nhiệm mà DN cần xem xét khi tham gia bất kỳ mắt xích nào trong chuỗi cung ứng. Ví dụ, tại sao lao động trẻ em lại là một trong những yêu cầu nền tảng của nhóm tiêu chuẩn này?.

Nếu không có những sự thật được vạch trần trong phim tài liệu Mặt tối của sôcôla thì chả ai biết trẻ con được sử dụng nhiều như thế trong các đồn điền cacao ở tận châu Phi hay Nam Mỹ. Hay một ví dụ khác, tại sao mấy tiêu chuẩn đó yêu cầu DN phải xem xét lương tối thiểu và lương đáp ứng nhu cầu cơ bản, tiến tới lương đủ sống của người lao động? Không phải có nhiều quốc gia ngoài Việt Nam, như Campuchia hay Trung Quốc thu hút đầu tư nước ngoài với lao động giá rẻ đó sao.

Rồi tôi nhìn lại vụ tôm Thái Lan bị tẩy chay ở châu Âu và Mỹ hồi khoảng năm 2013, không lâu sau khi công nghiệp tôm nước này thoát khỏi khủng hoảng vì dịch bệnh. Lý do là vì người ta phát hiện các tàu đánh bắt Thái Lan sử dụng lao động nô lệ. Mà tàu này có đánh bắt tôm đâu, họ đánh bắt hải sản, trong đó có cá tạp được sử dụng làm nguyên liệu chế biến bột cá, và bột cá này là một thành phần không thể thiếu trong thức ăn nuôi tôm, một mắt xích ở tận đầu chuỗi cung ứng đã giết mắt xích cuối chuỗi như vậy đó.

Nhiều nhà quan sát cho rằng, có thế lực muốn kìm hãm sự phát triển của tôm Thái Lan vốn rất mạnh và có mặt khắp các siêu thị trên các châu lục hiện có. Tôi không biết động cơ thế nào, nhưng điều tôi nhận thấy là người Thái không than trời trách đất, mà họ hành xử khôn ngoan. Hai “ông lớn” trong ngành đã chủ trì lập ra diễn đàn Seafood Task Force, và kêu gọi sự sát cánh của những ông lớn khác trong các ngành phụ trợ như thức ăn, bột cá.

Chẳng những thế, họ còn lôi kéo luôn cả cộng đồng quốc tế vào diễn đàn này để hỗ trợ (mà tôi cho là để làm chứng là chính) họ vạch ra và cho cả thế giới thấy cam kết của họ đi theo con đường tiến tới sự bền vững như kỳ vọng của thị trường. Chỉ ba cái tên Walmart, Tesco và Costco thôi cũng đủ đảm bảo cho độ tin cậy của diễn đàn này rồi. Tôi thích, nói đúng hơn là nể phục cái cách người Thái ứng xử với sức mạnh thị trường.

Trông người lại nghĩ đến ta, hồi đầu năm nay, trước thềm hội chợ thuỷ sản quốc tế diễn ra ở Boston và Brussels, ngành thuỷ sản phát sốt với vụ nhà đài Tây Ban Nha và tạp chí Seafood Source, cho biết cá tra Việt Nam nuôi trong môi trường ô nhiễm, hậu quả là mấy siêu thị bên châu Âu dừng nhập và gỡ cá tra Việt Nam ra khỏi kệ hàng của họ. Nhà mình, chừng như để phản đối hay biện minh, gọi đây là vụ “bôi nhọ”. Vậy mà mới đây thôi, một tờ báo điện tử đưa bài Đến lượt cá tra cũng lo ngại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Như vậy, tình trạng môi trường nuôi đang bị ô nhiễm là có thật, nhưng không phải chỉ do hoạt động nuôi, mà là do sự cộng dồn của các hoạt động nông nghiệp khác. Có lẽ các bên liên quan nên ngồi lại với nhau, phân tích vấn đề một cách thấu đáo, đa chiều để có thể đạt được giải pháp căn cơ và đồng bộ, cũng là để chuyển hoá “đe doạ” từ thị trường thành cơ hội đối thoại và cải tiến cho chúng ta vậy.

Dân Việt, 28/08/2017
Đăng ngày 26/08/2017
Kim Thanh
Doanh nghiệp

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 16:45 21/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 12:00 21/11/2024

Mở Shop Cá cảnh - Tép cảnh online nhanh và nhàn tại Farmext eShop

Bạn đang kinh doanh, phân phối giống và các sản phẩm thuộc lĩnh vực Cá cảnh - Tép cảnh? Bạn cần mở shop online nhanh chóng, để có thêm hướng ra cho sản phẩm và tăng thêm thu nhập? Hãy liên hệ với Farmext eShop ngay.

Cá cảnh - Tép cảnh online
• 14:44 20/11/2024

Tự tin thể hiện ý tưởng cùng Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới

Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới là cuộc thi viết được tổ chức bởi Tép Bạc. Cuộc thi dành cho tất các các đối tượng sinh viên đam mê ngành thủy sản tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các bạn tự do thể hiện mọi góc nhìn và ý tưởng của mình đối với ngành thủy sản.

Cuộc thi viết
• 11:48 20/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 07:47 25/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 07:47 25/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 07:47 25/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 07:47 25/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 07:47 25/11/2024
Some text some message..