Thoát nghèo bằng đôi chân... khuyết

Ở xã Nặm Lịch, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên, không ai không biết đến thương binh Cà Văn Diên, người đàn ông dân tộc Thái đã để lại cho cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc 10 năm tuổi xuân và cả ống chân phải. Bằng nghị lực được tôi luyện nơi chiến trường của người lính Cụ Hồ, ông Diên đã hăng say lao động, từng bước đưa gia đình thoát nghèo, vươn lên.

Cà Văn Diên
Thương binh Cà Văn Diên "tàn nhưng không phế". Ảnh: dienbientv.vn

Từ chân thật đến... chân giả

Sinh ra trên miền quê nghèo Điện Biên, năm 1971, tròn 20 tuổi, thanh niên Cà Văn Diên cũng như bao trai bản khác đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Ông tham gia Trung đội B7C3D4 thuộc Quân khu Tây Bắc, tham gia kháng chiến tại nước bạn Lào. Nhớ lại những năm tháng chiến tranh ác liệt, ông Diên bồi hồi kể: Sau một trận đánh cam go và ác liệt ở Luông Pha Băng, trong số 23 đồng đội cùng chiến đấu với tôi, 18 người đã hy sinh, chỉ còn lại 5 người mang thương tích đầy mình. Lúc ấy tôi bị trúng đạn ở chân phải và buộc phải cắt bỏ từ đầu gối trở xuống.

Sau những năm tháng tham gia chiến đấu tại Lào, ông Diên xuất ngũ trở về với thương tật 3/4. Đôi nạng gỗ trở thành người bạn giúp ông Diên tiếp tục xây dựng gia đình và phát triển kinh tế. Năm 1987, ông được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cấp cho chân giả với chu kỳ mỗi năm hai lần để ông có thể thuận tiện trong việc đi lại. Có "chân mới", ông Diên bắt đầu làm quen để có thể đi lại hoạt bát, nhanh nhẹn. Ông kể: Lúc đầu chỉ quen với nạng gỗ, từ sau khi được Nhà nước cấp cho cái chân giả tôi đi lại thuận tiện hơn, tôi có thể đi xe máy, lên rẫy trồng ngô và trồng sắn với gia đình. Cái chân giả thực sự đã khiến tôi cảm thấy mình như là người lành lặn.

Tàn nhưng không phế

Cùng với chiếc chân giả và khoản tiền 30 triệu đồng vay vốn Nhà nước hỗ trợ cựu chiến binh, ông Diên mạnh dạn vay thêm tiền ngân hàng để phát triển kinh tế vườn - ao - chuồng. Từ một trong những hộ nghèo nhất của xã, gia đình ông Diên vươn lên, xóa đói giảm nghèo, trở thành gia đình tiêu biểu trong làm ăn kinh tế của xã Nặm Lịch. Năm 2012, gia đình ông Diên được tỉnh Điện Biên trao Bằng khen “Thương binh làm kinh tế giỏi”.

Hiện nay, gia đình ông có hơn 6.000 m2 ruộng gieo cấy lúa nước, ao cá rộng 1ha chuyên nuôi cá trắm, cá rô phi, 20 con lợn và đàn gia cầm hơn 200 con cùng gian hàng tạp hóa. Bằng việc phát triển kinh tế, mỗi năm gia đình ông Diên thu nhập gần 100 triệu đồng. Với số tiền tích cóp được, ông Diên xây dựng nhà và giúp 5 người con lớn phát triển kinh tế theo mô hình của bố; cô con gái út đang học phổ thông tại huyện.

Bên cạnh việc phát triển kinh tế gia đình, ông Cà Văn Diên luôn tích cực tham gia các phong trào xã hội, hướng dẫn các hội viên Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi trong xã phát triển kinh tế.

Nói về người thương binh giàu nghị lực Cà Văn Diên, Trưởng bản Quàng Văn Dương cho biết: Trong bản, ông Diên rất giỏi làm kinh tế, sống hòa đồng với láng giềng và được mọi người quý mến. Ông luôn nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ những hộ gia đình khác phát triển kinh tế. Ông Diên thực sự là một tấm gương “tàn nhưng không phế” để tất cả bà con noi theo.

Với những cống hiến trong kháng chiến và nghị lực vượt khó vươn lên trong thời bình, ông Cà Văn Diên đã được Nhà nước trao tặng “Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất”, “Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhì” và “Bằng khen Chiến sĩ thi đua Quyết thắng”.

Báo Tin Tức
Đăng ngày 26/07/2013
xuân tư
Nông thôn

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 20:04 26/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 20:04 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 20:04 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:04 26/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 20:04 26/12/2024
Some text some message..