Thoát nghèo nhờ mô hình nuôi trùn quế

Trong những năm qua, mô hình nuôi trùn quế cung cấp phân bón cho cây trồng ngày càng được người nông dân quan tâm vì đây là mô hình mang lại giá trị kinh tế cao.

nuôi trùn quế
Mô hình nuôi trùn quế giúp gia đình ông Nguyễn Văn Ta thoát nghèo.

Phân trùn quế là phân hữu cơ rất tốt cho cây trồng; góp phần tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn cho sức khoẻ người tiêu dùng. Đây còn là một trong những phương pháp bảo vệ môi trường, vì thức ăn cho trùn quế chủ yếu là các loại phụ phẩm nông nghiệp, rác thải hữu cơ, trong đó, thức ăn tốt nhất là phân trâu, bò, heo, gà...

Tại Tây Ninh, mô hình nuôi trùn quế cũng được triển khai ở một số địa phương, nhiều nhất ở Tân Biên, Tân Châu. Tại Hoà Thành, mô hình nuôi trùn quế của ông Nguyễn Văn Ta (sinh năm 1956) ngụ ấp Trường Cửu, xã Trường Hoà được xem là mô hình tiên phong trên địa bàn. Nhờ thực hiện mô hình nuôi trùn quế, gia đình ông Ta từng bước thoát khỏi diện cận nghèo của địa phương và có nguồn thu nhập ổn định, bảo đảm cuộc sống.

Quan tâm và nghiên cứu về mô hình nuôi trùn quế đã lâu nhưng vì gia đình khó khăn, ông Ta không có vốn để bắt tay thực hiện mô hình nuôi trùn quế tại nhà. Năm 2018, được Hội Nông dân xã tạo điều kiện, ông Ta mạnh dạn vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư thực hiện cơ sở nuôi trùn quế thí điểm của xã.

Thời gian đầu, ông Ta gặp không ít khó khăn khi hiện thực hoá mô hình. Để tiết kiệm chi phí, hầu hết các công đoạn đều do ông Ta tự làm. Ban đầu, ông đầu tư một chuồng nuôi với kích thước khoảng 10m2 và mua khoảng 100kg con giống trùn quế. Tuy nhiên, ông không nuôi hết cả chuồng mà chỉ nuôi thử nghiệm với diện tích nhỏ khoảng 3m2. Vừa làm, ông Ta vừa nghiên cứu thêm kiến thức, tài liệu trên internet và tham quan thực tế tại một số cơ sở nuôi trùn quế khác trong tỉnh.

Khởi nghiệp ở tuổi ngoài 60, ông Ta vẫn rất hăng say, nhiệt huyết và luôn có niềm tin vào mô hình này. Sau khi nuôi thử nghiệm thành công, ông Ta nhân rộng hết diện tích chuồng. Năm 2021, ông Ta tiếp tục được Hội Nông dân xã xét cho vay thêm 20 triệu đồng từ nguồn vốn góp vốn xoay vòng. Có thêm chi phí, ông Ta đầu tư thêm 2 chuồng nuôi trùn nhỏ. Tổng diện tích nuôi trùn quế hiện tại hơn 30m2. Trung bình, mỗi tháng trùn quế tiêu thụ khoảng 4,5 tấn phân bò, thời gian thu hoạch phân trùn quế khoảng 1 tháng/lần.


Cận cảnh phân trùn quế.

Theo ông Ta, mô hình nuôi trùn quế khá đơn giản, người nuôi cần bảo đảm các yếu tố cơ bản gồm: con giống, chuồng trại, chất nền, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, không khí, thức ăn. Sau đó là nhân giống và thu hoạch. Mỗi yếu tố cần phải có kỹ thuật riêng.

Kinh nghiệm được đúc kết dần qua thời gian quan sát, chăm sóc trùn quế. Nhiều người nuôi trùn quế bằng các phụ phẩm sinh học khác nhưng ông Ta chỉ dùng duy nhất phân bò vì theo ông phân bò tốt và an toàn cho hệ tiêu hoá của trùn quế nhất. Bên cạnh đó, cũng ít mùi, không gây ô nhiễm môi trường nuôi.

 “Nếu có kinh nghiệm nuôi trùn quế thì công việc này khá nhàn, một người làm vẫn được, chỉ phải thuê thêm công khi thu hoạch phân trùn vào bao, nén viên... Người nuôi cần bảo đảm cung cấp thức ăn, nước giữ ẩm và che chắn bảo vệ cho trùn quế không bị kiến, dế nhũi và một số động vật khác cắn chết. Ngoài ra, người nuôi phải bảo đảm chuồng trại ở nơi ít nắng, giữ ẩm thường xuyên”- ông Ta chia sẻ kinh nghiệm nuôi trùn quế.

Thời gian đầu, ông Ta chủ yếu nuôi trùn quế để rút kinh nghiệm chăm sóc, nhân giống và mở rộng diện tích nuôi. Vài tháng trở lại đây, ông bắt đầu vào giai đoạn thu hoạch phân trùn quế để bán vì trùn quế lúc này đã cho phân ổn định. Mỗi tháng, ông Ta bán được khoảng 2 tấn phân trùn quế với giá 6 triệu đồng/tấn. Biết được cơ sở nuôi trùn quế của ông Ta, nhiều nhà vườn chủ động liên hệ mua, đầu ra cho sản phẩm ngày càng ổn định.

Theo ông Ta, phân bón trùn quế được nhà nông ưa chuộng vì hàm lượng đạm cao. Khi sử dụng phân trùn quế bón cây sẽ tạo thành vi sinh giúp cây phát triển, đồng thời góp phần cải tạo đất trồng. Với nhu cầu ngày càng tăng, ông Ta dự định sẽ mở rộng thêm chuồng trại để tăng diện tích nuôi trùn quế trong thời gian tới. Ngoài ra, ông cũng sẽ đầu tư thêm máy nén viên và bao bì để sản phẩm ra thị trường chỉn chu, đẹp mắt và bảo đảm vệ sinh hơn.

Đánh giá về hiệu quả mô hình nuôi trùn quế của ông Ta, ông Phạm Minh Thông- Chủ tịch Hội Nông dân xã Trường Hoà chia sẻ: “Hội Nông dân xã rất vui mừng khi mô hình nuôi trùn quế thí điểm của ông Ta thành công và mang lại lợi nhuận kinh tế, từng bước giúp gia đình ông Ta ổn định cuộc sống. Thời gian tới, Hội sẽ tổ chức cho hội viên 4 ấp đến cơ sở nuôi trùn quế của ông Ta học tập kinh nghiệm và nhân rộng mô hình cho các hộ hội viên có nhu cầu. Mô hình nuôi trùn quế không cần diện tích rộng, ít công chăm sóc, phù hợp với các hộ gia đình muốn tăng thêm thu nhập”.

Báo Tây Ninh
Đăng ngày 15/08/2022
Lê Thùy - Hòa Khang
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 09:07 22/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 09:07 22/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 09:07 22/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:07 22/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 09:07 22/12/2024
Some text some message..