Thoát nghèo từ mô hình nuôi lươn không bùn

Phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ", thời gian qua, hội viên Hội Cựu chiến binh (CCB) TX. Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang không chỉ gương mẫu thực hiện các công trình, phần việc, đi đầu trong công tác dân vận, mà còn phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Trong đó, điển hình có CCB Châu Văn Hồng, ngụ ấp Cầu Dừa, xã Mỹ Phước Tây với mô hình nuôi lươn không bùn hiệu quả.

cho lươn ăn
Ông Hồng chăm sóc cho lươn ăn.

Sau khi trở về từ Tiểu đoàn Quân y thuộc Sư đoàn Bộ binh 4 (Quân khu 9), năm 2000, CCB Châu Văn Hồng lập gia đình trong điều kiện cuộc sống hết sức khó khăn, không vốn liếng, không đất canh tác. Mặc dù vợ chồng ông Hồng cố gắng mưu sinh bằng nhiều nghề từ bốc vác đến lao động nông nghiệp nhưng cuộc sống vẫn chật vật, gia đình thuộc diện hộ nghèo.

Qua tìm hiểu thông tin, kỹ thuật nuôi lươn, ông Hồng nhận thấy điều kiện của gia đình khá phù hợp với mô hình nuôi này. Do đó, đến năm 2017, ông Hồng mạnh dạn đầu tư nuôi lươn không bùn và gắn bó đến ngày nay.

Ông Hồng cho biết: “Năm 2017, được Trung tâm Khuyến nông TX. Cai lậy hỗ trợ 500 con lươn giống cùng với sự hướng dẫn của cán bộ trung tâm, tôi đã xây dựng bể nuôi lươn. Sau 10 tháng nuôi, tỷ lệ lươn sống đạt trên 95%. Khi có kinh nghiệm thì tôi thấy nuôi lươn không khó về kỹ thuật nhưng đòi hỏi phải chịu khó chăm sóc; trong đó, khó nhất là việc cân đối lượng thức ăn cho lươn sao cho vừa đủ, không được thừa, vì thức ăn thừa sẽ làm nước trong hồ nuôi ô nhiễm, lươn bị ngộp sẽ chết. Nuôi lươn không bùn so với các mô hình nuôi khác thì không cần diện tích rộng và đặc biệt không là gây ô nhiễm môi trường”.


Ông Hồng với mô hình nuôi lươn không bùn.

Đến nay, trang trại nuôi lươn của ông Hồng đã ương ép lươn giống nhân tạo, mỗi năm cung cấp ra thị trường trên 60 ngàn lươn con giống, với giá bán khoảng 6.000 đồng/con. "Hiện nay, thị trường cung cấp lươn giống khá rộng, nhiều nhất là ở các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Bình Phước và các tỉnh Nam bộ. Ngoài ra, tôi còn đầu tư 20 bể nuôi 2.000 con lươn bán thịt, mỗi năm cho thu hoạch trung bình khoảng 1,1 tấn với giá dao động từ 170.000 đồng - 190.000 đồng/kg" - ông Hồng cho biết.


Ông Hồng còn tận dụng diện tích xung quanh nhà để nuôi lươn thịt trong bùn.

Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế gia đình, thoát nghèo từ mô hình nuôi lươn không bùn, ông Hồng còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động của địa phương. Với phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ", ông Hồng luôn năng động, sáng tạo, cần cù trong lao động. Những năm qua, ông Hồng được các cấp chính quyền, Hội CCB tặng nhiều Giấy khen, Bằng khen trong sản xuất và thực hiện các phong trào thi đua tại địa phương.

Báo Ấp Bắc
Đăng ngày 14/01/2021
Châu Phương
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 05:37 18/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 05:37 18/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 05:37 18/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 05:37 18/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 05:37 18/11/2024
Some text some message..