Tỉnh Phú Yên được mệnh danh là “thủ phủ” của tôm hùm trong nhiều năm vừa qua, với số lượng tôm hùm lớn nên người nuôi tôm cần lượng thức ăn cho tôm.
Từ đó mà nghề nuôi vẹm cũng ra đời. Con vẹm được đánh giá là nguồn thức ăn dinh dưỡng dồi dào cho tôm hùm, được người nuôi tôm ưa chuộng.
Tận dụng mặt nước đầm Ô Loan, người dân huyện Tuy An (Phú Yên) nuôi vẹm đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo người dân địa phương nghề nuôi vẹm không cần vốn, chỉ cần có diện tích mặt nước cùng các dụng cụ như cọc tre, lốp xe, lưới…là có thể nuôi vẹm. Vẹm tự đến và sinh sôi nảy nở mà không cần chăm sóc.
Theo ông Nguyễn Minh Trung, xã An Cư (huyện Tuy An), trong mùa vẹm vừa, qua gia đình thả 7 tấm chắn đăng, thời gian thu là khoảng 3 tháng: "cứ mỗi tấm vớt lên cạo sạch thu vào gần 1 tấn vẹm đá, với giá vẹm mùa này là 5.000 đồng/kg, gia đình tôi đã kiếm gần 35 triệu đồng".
Nếu không có mặt nước thì nhiều người dân cũng tự bắt vẹm tại các bờ đá, hồ nuôi tôm…mỗi ngày kiếm hơn 250.000 đồng.
Sau một ngày lặn lội, ông Tạ Văn Minh, xã An Cư, huyện Tuy An phấn khởi chở bao vẹm gần 50 kg đến bán cho thương lái, ông Minh cho hay: Đi từ hồi 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều là được nhiêu đây, nói chung nghề này cũng nhẹ nhàng không gò bó gì cả mà thu nhập cũng được. Mùa này thì giá nó hơi thấp 5.000 đồng/kg, chớ mùa mưa có khi lên 9.000 đồng/kg là nhiêu đó là hốt bạc…”ông Minh vui vẻ nói.
Vẹm được thu mua tận nơi, sau đó làm sạch vận chuyển bán trong và ngoài tỉnh.
Cũng ăn theo nghề này, mà nhiều người dân địa phương có công việc khác là làm sạch, ướp đá vẹm để đưa đến các nơi khác để tiêu thụ. Với công việc này mà mỗi ngày 1 lao động có thu nhập từ 150.000 – 200.000 đồng.