Thu nhập tăng gấp 6, 7 lần nhờ nuôi trồng thủy sản

Nếu trước đó cấy lúa chỉ thu được 2 tạ/ sào/vụ thì đến nay mức thu nhập mỗi hộ đã tăng lên gấp 6,7 lần rất ổn định, nhiều gia đình vươn lên từ hộ nghèo trở thành khá giả.

Thu nhập tăng gấp 6, 7 lần nhờ nuôi trồng thủy sản
Hội viên Hợp tác xã nuôi trồng thuỷ sản xã Đoàn Kết chăm sóc cá. Ảnh: Hiền Anh-TTXVN

Từ một vùng quê nghèo khó, đất nông nghiệp trũng, nông nghiệp, kinh tế người dân gặp nhiều khó khăn đến nay, nhờ được hỗ trợ thực hiện mô hình tập thể cùng nhau nuôi trồng thuỷ sản mà xã Đoàn Kết, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương đã thành điểm sáng về phát triển kinh tế. Nhiều gia đình nông dân nơi đây đã thoát nghèo. 

Xã Đoàn Kết, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương vốn là vùng đất chiêm trũng, cấy lúa bấp bênh. Trước đây, năm nào cũng bị ngập nước do vị trí nằm giáp ngay ngã ba con sông Cửu An (một con sông thuộc hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải), triều từ sông Cửu An tràn vào. Cả năm, người dân chỉ cấy được 1 vụ chiêm còn vụ mùa thì mất trắng do ngập nước. 

Từ sau năm 2005, nhờ chủ trương quy hoạch và khuyến khích người dân cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Thanh Miện, người dân trong xã đã tích cực chuyển đổi diện tích ruộng trũng cấy lúa cho thu hoạch thất thường sang nuôi trồng thuỷ sản. Mô hình nuôi trồng thủy sản ở đây chủ yếu là các loại cá nước ngọt và thả thêm cả cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá rô phi đơn tính... 

Anh Đặng Văn Tuyển, thành viên của Hợp tác xã Đoàn Kết, huyện Thanh Miện, Hải Dương chia sẻ, diện tích đất cấy lúa nằm của gia đình anh nằm trong vùng chiêm trũng, lầy lội làm nông nghiệp rất khó khăn, đến năm 2005 có quyết định chuyển đổi từ cấy lúa sang làm trang trại, đào ao thả cá thì hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn.

Cơ sở hạ tầng được Nhà nước đầu tư cho từ điện đường trường trạm rất đảm bảo. Mỗi năm gia đình anh Tuyển thu hoạch được 2 lứa cá, mỗi lứa đạt sản lượng hơn 5 tấn, tổng thu gần 400 triệu. Xã và huyện cũng mở những lớp tập huấn giúp người dân xử lý nước, đáy ao, con cá giống, quá trình nuôi. 

Tại khu nuôi trồng thuỷ sản thuộc Hợp tác xã nuôi trồng thuỷ sản xã Đoàn Kết, đường làng ngõ xóm và hệ thống lưới điện, trang thiết bị cơ sở vật chất đều rất đầy đủ, quy mô và đảm bảo, bờ thửa thẳng tắp, đường bê tông xe ô tô thu mua cá và chở thức ăn cho cá vào tận ao. Đến nay, Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản xã Đoàn Kết đã tập hợp được hơn 240 hộ nông dân thành viên, chủ yếu là thanh niên, nuôi thủy sản trên diện tích gần 90ha đất phù sa và là Hợp tác xã có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất huyện. 

Ông Đặng Xuân Quyện, Giám đốc Hợp tác xã xã Đoàn Kết, Chủ tịch hội nông dân xã Đoàn Kết, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương chia sẻ, hiện nay tổng thu nhập bình quân đầu người của Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản trong xã đạt trên 50 triệu đồng/người/năm.

Hoạt động của Hợp tác xã nuôi trồng thuỷ sản xã Đoàn Kết đã có những bước phát triển mạnh mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân; trong đó, có nhiều mô hình nuôi trồng và khai thác thủy hải sản hiệu quả. Các hộ dân thuận lợi hơn trong việc chia sẻ kinh nghiệm về xử lý nguồn nước, cách phòng trị bệnh cho cá, cách chăm sóc đàn cá hiệu quả và hỗ trợ nhau trông coi, bảo vệ an ninh trật tự khu vực nuôi. 

Các hộ dân khi tham gia vào hợp tác xã cũng được tiếp cận nhiều hơn với các kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản thông qua các lớp tập huấn do Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Hội nông dân huyện và các tổ chức đoàn thể tổ chức, nên việc nuôi và chăm sóc các loại cá có nhiều thuận lợi.

Bên cạnh đó, Hợp tác xã Đoàn Kết đã giúp nhiều thành viên tiếp cận dễ dàng hơn với các chính sách hỗ trợ từ vay vốn đến cá giống của tỉnh. Việc nuôi trồng thủy sản ở đây được liên kết các hộ với nhau theo chuỗi, các hộ nuôi thả cá theo nhiều cấp độ hay giống cá khác nhau nên thường xuyên có cá cung cấp cho thị trường các tỉnh.

Khi các hộ gắn bó liên kết như vậy nên cho dù giá thu mua cá bấp bênh nhưng người nuôi cá ở Đoàn kết vẫn có thu nhập ổn định và cũng không bị tư thương chèn ép giá. 

Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo hiện nay của xã Đoàn Kết đã giảm hẳn chỉ còn 0,46 % trong khi đó tỷ lệ hộ nghèo trước đây (năm 2005) là 0,52 %. Hợp tác xã nuôi trồng thuỷ sản xã Đoàn Kết đi vào hoạt động đã đưa mức thu nhập bình quân đầu người của cả xã Đoàn Kết tăng lên 36 triệu đồng/ người/ năm. 

Theo ông Lê Văn Duẩn, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, thu nhập bình quân đầu người tại những nơi nuôi trồng thuỷ sản tập trung cao gấp 2 đến 3 lần so với các khu vực khác. Nếu trước đó cấy lúa chỉ thu được 2 tạ/ sào/vụ thì đến nay mức thu nhập mỗi hộ đã tăng lên gấp 6,7 lần rất ổn định, nhiều gia đình vươn lên từ hộ nghèo trở thành khá giả. 

Tại lễ kỷ niệm 70 năm Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc của tỉnh Hải Dương, đã có 2 tập thể được Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hải Dương tặng bằng khen tập thể điển hình tiêu biểu trong đó có Hợp tác xã nuôi trồng thuỷ sản xã Đoàn Kết. Hàng năm Hợp tác xã đều được Uỷ ban Nhân dân huyện Thanh Miện tặng giấy khen và là điển hình của huyện Thanh Miện cũng như tỉnh Hải Dương trong nuôi trồng thủy sản.

TTXVN
Đăng ngày 23/09/2018
Hiền Anh
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 00:58 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 00:58 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 00:58 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 00:58 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 00:58 26/11/2024
Some text some message..