Thừa Thiên Huế: “Canh bạc” tôm nuôi vụ hè

Thời tiết diễn biến thất thường kết hợp với nắng nóng kéo dài, xen lẫn mưa dông khiến tôm nuôi trên cát xuất hiện tình trạng chết lai rai, chậm sinh trưởng.

Thừa Thiên Huế: “Canh bạc” tôm nuôi vụ hè
Cố gắng chăm sóc tốt, thúc đẩy tôm sinh trưởng

“Đánh liều”

Nuôi tôm trên cát vụ hè được ví như “canh bạc”, ấy vậy mà nhiều hộ vẫn không ngần ngại thả nuôi như không hề có chuyện gì. Ngay từ khi bắt đầu xuống giống, người dân đã phải lo triển khai các biện pháp chống nắng cho tôm. Nhưng có lẽ không thể “chống nổi ông trời” khi tình trạng nắng nóng kéo dài, kết hợp mưa dông, lốc khiến tôm nuôi chậm sinh trưởng, bắt đầu xuất hiện một số bệnh, chết lai rai và có nguy cơ chết hàng loạt.

Ông Võ Kh. ở thôn Hải Thế, xã Phong Hải (Phong Điền) cho rằng nuôi tôm vụ hè khó có thể thành công, tỷ lệ thất bại đến 90% nhưng vẫn cố thả nuôi. Điều khiến ông Kh. “đánh liều” chỉ đơn giản là thấy một số hộ nuôi, ông cũng sốt ruột nên nuôi theo. Từ đầu mùa hè ở vùng cát Ngũ Điền chỉ 5-7 hộ nuôi, đến nay đã có hơn 30 hộ nuôi, nhiều nhất là xã Phong Hải (Phong Điền).

Chủ hồ tôm ở Phong Hải, ông Võ K. khi mới thả nuôi thì hồ hởi, mạnh dạn, giờ đây đứng ngồi không yên khi tôm xuất hiện một số loại bệnh, chậm lớn, chết lai rai. “Tôm nuôi đến nay hơn một tháng tuổi, kích cỡ mới chỉ bằng “đầu đũa”, trong khi đó so với nuôi chính vụ thời kỳ này có thể lớn bằng ngón tay; hầu như ngày nào cũng vớt vài kg tôm chết. Mặc dù triển khai nhiều biện pháp như sục khí, phòng trừ dịch bệnh, thay nước… nhưng tôm vẫn chết, có nguy cơ chết hàng loạt, mất trắng rất cao”, ông K.  lo lắng.

Ông K. thừa nhận, nuôi tôm vụ này chẳng qua “liều mạng”, trông chờ “hên xui”, chứ ai cũng biết nguy cơ thua lỗ rất cao. Chính sự lo lắng thua lỗ nặng nên hầu hết các hộ thả giống với mật độ chỉ bằng hơn một nửa so với vụ chính. Đây cũng là yếu tố hạn chế chi phí đầu tư giống, thức ăn nên nếu gặp sự cố thì hạn chế mức độ thiệt hại.

Theo ông K. với ao hồ 3.000m3, mỗi vụ thường thả 50 vạn tôm giống có giá khoảng 50 triệu đồng. Chi phí thức ăn trong hơn ba tháng nuôi khoảng 200 triệu đồng, cộng với các khoản tiền điện, thuốc men, thuê nhân công khoảng 50 triệu đồng... Tổng cộng các chi phí chừng 300 triệu đồng. Nhiều vụ hè trước đây đã từng thua lỗ 300-400 triệu đồng vì nắng nóng, dịch bệnh.

Chủ tịch UBND xã Phong Hải, ông Hoàng Văn Sửu băn khoăn: Thật sự khó hiểu khi người dân lại “đánh liều” nuôi tôm vụ hè, nhất là trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, phức tạp như hiện nay. Vụ nuôi này mật độ thả thấp, sản lượng thấp nên thường lãi chỉ 50-100 triệu đồng, trong khi đó xác suất rủi ro rất cao, nếu thua lỗ có thể thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Chính quyền địa phương cũng đã khuyến cáo, vận động người dân không nên nuôi vụ này nhưng người dân thả liều thì không thể can thiệp được.

nuôi tôm, nuôi tôm mùa nắng nóng, nuôi tôm mùa nóng, bệnh trên tôm

Người dân Phong Hải cho tôm ăn

Lo ép giá

Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền, ông Nguyễn Văn Cho thông tin, đến thời điểm này, toàn vùng nuôi tôm trên cát huyện Phong Điền khoảng 400 ha trong tổng diện tích quy hoạch 900 ha. Mặc dù không khuyến khích nhưng vụ hè này có khoảng 30-40 ha của các hộ dân đang thả nuôi. Huyện chỉ đạo ngành nông nghiệp phối hợp với các địa phương thường xuyên theo dõi, hướng dẫn người dân chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh. Riêng về tiêu thụ sản phẩm, huyện đang ngiên cứu, kết nối với các doanh nghiệp thu mua thủy sản cho dân với giá ổn định, thúc đẩy nghề nuôi tôm trên cát phát triển bền vững, theo hướng công nghiệp…

Không chỉ lo nắng nóng, dịch bệnh, nuôi tôm vụ này người dân còn lo tình trạng lái buôn ép giá. “Giá cả vụ hè thường bấp bênh, không ổn định. Từ trước đến nay chưa bao giờ có được vụ tôm mùa hè “hoàn hảo”, thậm chí sản lượng đạt thấp đã đành lại còn bị ép giá nên thua lỗ triền miên”, ông Nguyễn Hải Đ. ở thôn Hải Đông, xã Phong Hải lo lắng.

“Lái buôn thường cho rằng tôm nuôi vụ hè tiêu thụ không mạnh vì ít diễn ra các lễ hội, tiệc tùng như ngày lễ, tết... tuy nhiên đó chỉ là “cái cớ” để lái buôn ép giá. Trong khi đó những tiệc cưới, liên hoan diễn ra bất cứ lúc nào, nhất là mùa hè thường là mùa lễ hội, du lịch thì thị trường tiêu thụ hải sản, trong đó có tôm là rất lớn”, ông Đ, cũng như các hộ nuôi tôm lập luận.

Điều mà người dân nuôi tôm ở Ngũ Điền trăn trở, lâu nay cả một vùng nuôi tôm trên cát rộng lớn đến cả trăm ha (riêng các hộ dân) nhưng chỉ có duy nhất một lái buôn thu mua sản phẩm là đại lý thủy sản Bé Thọ ở xã Phong Hải. Chính vì “độc quyền” nên mỗi khi đại lý này “ra giá” bao nhiêu người dân cũng phải bán, vì không biết bán cho ai. Các hộ nuôi thường tra cứu, tìm hiểu giá tôm ở các tỉnh khác thường cao hơn từ 10-20 ngàn đồng/kg so với ở địa phương.

Ông Nguyễn Hải Đ. cho rằng, lâu nay hầu hết các vụ tôm được mùa đều bị mất giá một phần là do sự “độc quyền” của đại lý thu mua sản phẩm. Các hộ nuôi tôm ở Ngũ Điền có chung nguyện vọng, các cấp, ban ngành hỗ trợ người dân trong việc tìm hiểu giá cả thị trường, kết nối thêm với nhiều doanh nghiệp thu mua sản phẩm để có sự cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo công bằng cho người sản xuất.

Chủ tịch UBND xã Phong Hải, ông Hoàng Văn Sửu trăn trở: Tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa” là điều mà chính quyền địa phương luôn nghĩ tới. Sắp đến, địa phương sẽ tìm hiểu, nắm bắt mặt bằng giá cả chung thị trường trong nước và thế giới để làm việc với các đại lý thu mua tôm của người dân với giá hợp lý. Chính quyền địa phương sẽ kết nối thêm với một số đại lý, doanh nghiệp thu tôm nhằm có sự cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo công bằng giữa lợi ích doanh nghiệp và người nông dân.

Báo Thừa Thiên Huế
Đăng ngày 17/06/2019
Hoàng Triều
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 15:42 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 15:42 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 15:42 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 15:42 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 15:42 25/11/2024
Some text some message..