Thuốc diệt cỏ giết chết ấu trùng tôm

CSIRO đã điều tra tác động của thuốc trừ sâu đối với tôm sú ở Úc. Báo cáo, Tác động của thuốc trừ sâu hiện đại đối với nuôi trồng thủy sản đã được công bố trên tạp chí Sinh thái học và An toàn Môi trường vào tháng 2 năm 2018.

Thuốc diệt cỏ giết chết ấu trùng tôm
Ảnh: aquaculturemag

Theo nghiên cứu của CSIRO, thuốc trừ sâu từ các trang trại và ruộng lúa rửa trôi vào sáu hệ thống sông chính của Queensland có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến ngành sản xuất tôm của bang trị giá 80 triệu USD.

Việc sử dụng thuốc trừ sâu trong các trang trại đã ảnh hưởng đến hệ thần kinh của loài giáp xác và trong các thử nghiệm tại phòng thí nghiệm ở Bribie từ năm 2017, ấu trùng tôm sú khi tiếp xúc với hàm lượng thuốc trừ sâu ở các con sông sẽ bị chết. 

Nhà nghiên cứu của Tiến sĩ Sharon Hook của CSIRO nói rằng có "một bằng chứng" cho thấy thuốc trừ sâu từ các trang trại đang ảnh hưởng đến động vật giáp xác.

Tiến sĩ Hook cho biết nghiên cứu năm 2017 bây giờ phải được thử nghiệm trên ấu trùng ở các con sông, nơi mức độ thuốc trừ sâu khác nhau với mỗi dòng suối.

Giáo sư Jon Brodie, nhà khoa học hàng đầu của Trường Đại học James Cook cho biết nghiên cứu sơ bộ là có giá trị. "Nó cho chúng ta thấy có thuốc trừ sâu trên các dòng sông Queensland và đặc biệt là gần Great Barrier Reef nơi tôi làm việc", ông nói.

Hơn 95 phần trăm ngành nuôi tôm Úc đang ở Queensland vì tôm thích nhiệt độ nước trên 25 độ.

Chủ tịch Hội nông dân Úc, Matt West, cho biết nghiên cứu của CSIRO cho thấy các loại thuốc trừ sâu đang giết chết ấu trùng tôm. Ông West nói: "Tôi đoán đó là hồi chuông báo động. Những gì chúng ta đang nói đến là thuốc trừ sâu ở các cửa sông trong các khu vực nông nghiệp đang ngày một tăng cao.”

Các nhà khoa học CSIRO đã điều tra tác động của ba loại thuốc trừ sâu thông thường - bifenthrin, fipronil và imidacloprid - mà họ đã phát hiện ở các con sông gần Mackay và Logan.

Các nhà khoa học cho biết tất cả các mức độ thuốc trừ sâu trong các con sông ven biển của Queensland đang gia tăng khi các trang trại chuyển từ thuốc trừ sâu thực vật hữu cơ theo kiểu cũ sang thuốc trừ sâu mới theo xu hướng thế giới.

Nghiên cứu của CSIRO cho thấy tỷ lệ số lượng thuốc trừ sâu ngày càng tăng ở các dòng ở bang Queensland, mặc dù không phải tất cả đều ở mức nguy hiểm.

Báo cáo của CSIRO cho thấy thuốc trừ sâu có độc tính thấp đối với chim và động vật có vú, nhưng độc tính cao hơn đối với cá và động vật chân đốt như tôm. Mặc dù nghiên cứu chỉ mới thực hiện trong phòng thí nghiệm tuy nhiên đây cũng là dấu hiệu cảnh báo tác hại của thuốc trừ sâu trên tôm nói chung và động vật giáp xác nói riêng. Do đó phải cẩn trọng hơn nữa trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và xử lý  kỹ nước cấp cho nuôi tôm.

Đăng ngày 28/03/2018
LỆ THỦY Lược Dịch
Nuôi trồng

Giải thích các khái niệm cơ bản trong nuôi tôm

Với việc nuôi tôm chủ yếu là từ kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm nuôi hay được bạn bè nuôi tôm chia sẻ thì có thể có những khái niệm đã được bà con nông dân truyền miệng nhau sử dụng nhưng có thể đã hiểu sai hoặc chưa hiểu rõ về nó.

Tôm giống
• 11:33 29/09/2023

Vai trò của PCR trong kiểm tra an toàn sinh học thức ăn thủy sản

Hiện nay, tồn tại nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến việc sử dụng PCR làm tiêu chuẩn vàng để phát hiện mầm bệnh khi áp dụng vào tình trạng an toàn sinh học của thức ăn thủy sản có công thức.

Thức ăn tôm
• 10:10 27/09/2023

Xu hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản

Ngoài việc tập trung nguồn lực với các đối tượng nuôi chủ lực thì hiện nay ngành nuôi trồng thủy sản cũng phát triển đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm khai thác tốt diện tích mặt nước, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân, phù hợp với điều kiện địa phương.

Tôm thẻ
• 10:00 25/09/2023

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 11:03 22/09/2023

Top 10 loài cá nguy hiểm nhất thế giới

Đại dương bao la ẩn chứa hàng ngàn sinh vật đa dạng, độc đáo về màu sắc, kích thước khác nhau. Trong bài viết này, hãy cùng khám phá 10 loài cá nguy hiểm nhất trên hành tinh. Hãy cùng tìm hiểu về tên gọi, đặc điểm hình dáng và tính chất của những chú cá này nhé.

Cá biển
• 21:49 29/09/2023

Giải thích các khái niệm cơ bản trong nuôi tôm

Với việc nuôi tôm chủ yếu là từ kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm nuôi hay được bạn bè nuôi tôm chia sẻ thì có thể có những khái niệm đã được bà con nông dân truyền miệng nhau sử dụng nhưng có thể đã hiểu sai hoặc chưa hiểu rõ về nó.

Tôm giống
• 21:49 29/09/2023

Sự hình thành khí độc NO2, NH3 trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng

Khí độc NH3, NO2 hình thành từ các nguồn khác nhau có trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng như chất lơ lửng, phù sa lắng tụ, xác tảo chết, thức ăn dư thừa, phân tôm, vỏ tôm lột, xác tôm chết, bùn đáy ao tồn lưu do sên vét vụ nuôi trước không triệt để.

Nưới ao tôm
• 21:49 29/09/2023

Hiệu quả của chế phẩm tự nhiên trong việc chống vi khuẩn gây bệnh cho tôm

Thuốc kháng sinh được sử dụng rộng rãi để chống lại mầm bệnh vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn Vibrio ở tôm. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh có những nhược điểm lớn đó là lượng kháng sinh tồn dư trong thủy sản thành phẩm, tính kháng thuốc giữa các vi khuẩn và mầm bệnh.

Tôm bệnh
• 21:49 29/09/2023

Cá lớn ngày càng nhỏ đi và cá nhỏ ngày càng lớn hơn

Nghiên cứu mới chỉ ra cá lớn đang ngày càng nhỏ hơn và cá bé đang ngày càng lớn hơn. Điều gì sẽ xảy ra?

Cá biển
• 21:49 29/09/2023