Thương binh vươn lên làm giàu với mô hình nuôi cá lồng

Với sự nhạy bén, năng động, lựa chọn mô hình sản xuất phù hợp, thương binh Hà Văn Thu, ở thôn Khòn Cháo, xã Sàn Viên, huyện Lộc Bình, Lạng Sơn đã thành công nhờ nuôi cá trắm, cá chép trong ao, trong lồng bè. Mô hình này, mỗi năm đem lại cho gia đình ông Thu 100 triệu/năm.

Thương binh vươn lên làm giàu với mô hình nuôi cá lồng
Thành quả sau một năm chăm sóc của ông Thu.

Ở Sàn Viên, nhắc đến thương binh Hà Văn Thu ai cũng biết. Ông từng tham gia chiến đấu ở chiến trường Campuchia. Trở về vươn lên với đôi bàn tay trắng cùng 34% thương tật nơi sườn và bả vai. Cuộc sống nơi vùng quê nghèo này vốn đã rất chật vật chỉ cắm mặt vào cây lúa, cây ngô mà vẫn không đủ ăn. Thêm vào đó, những ngày trời trở gió là những vết thương nơi bả vai và sườn lại hành hạ ông.


Nước trong xanh, khung cảnh yên bình nơi ông Thu thả cá.

Nghĩ trồng lúa, trồng ngô bao đời nay vất vả, nhọc nhằn mà vẫn thiếu ăn, ông Thu bàn với vợ con đắp bờ làm ao để thả cá. “Do ở đây địa hình là thung lũng, khe đồi nên đắp bờ lên là có nguồn nước dồi dào, nước sạch và nhiều phù du nên rất thích hợp để thả cá. Ban đầu tôi chỉ đắ bờ thành 2 ao để nuôi thử cá trắm và cá chép...", ông Thu cho biết. Những tưởng dễ dàng khi bắt tay vào làm ông mới thấu hết được những khó khăn. Ông Thu cho hay: “Do chưa nắm chắc kỹ thuật nuôi nên những vụ đầu tôi xuất bán chỉ hòa vốn hoặc lỗ đôi chút. Nguyên nhân chủ yếu là mình chưa biết được thời điểm thả cá giống phù hợp để cá phát triển tốt và có sức đề kháng cao. Ngoài ra, kinh nghiệm bảo vệ các lồng cá trong mùa mưa bão khi nước từ trên đổ xuống, chưa có kinh nghiệm trong chăm sóc dẫn đến thất thoát, tỉ lệ hao hụt cao”.


Ông Hà Văn Thu thường xuyên kiểm tra hệ thống lưới quây.

Không chùng bước trước khó khăn, Thương binh Hà Văn Thu đã tìm đến những nông dân có kinh nghiệm nuôi cá trắm, cá chép ở địa phương để học hỏi. Đồng thời, ông còn nhờ cán bộ nông nghiệp của xã, huyện tư vấn thêm những kiến thức về đặc tính sinh trưởng, kỹ thuật chăm sóc cá. “Đợt sau đó cá phát triển tốt và lớn nhanh nên tôi mới bàn với vợ con là đắp bờ hết những mảnh vườn phía dưới để thả cá. Đến nay tôi có diện tích ao khoảng 8 sào thả các trắm cỏ và cá chép”.

 Mặc dù sức khỏe cũng yếu dần do tuổi tác cùng những cơn đau hành hạ mỗi khi trái gió trở trời nhưng “máu làm giàu” đã ăn sâu vào người lính Cụ Hồ này. Ngoài 8 sào ao cá gần nhà, hiện nay ông Thu còn 8 lồng cá nuôi ở đập Tà Keo. Tại đây ông chủ yếu nuôi cá trắm đen và cá rô phi. Hiện tại cá đang phát triển rất tốt, một lồng cá ông dự tính khoảng 4-5 tạ đang chuẩn bị thu hoạch.


Lồng cá trắm chuẩn bị cho thu hoạch có cân nặng trên dưới 3-4kg.

Trên môi trường đập nước với nguồn thức ăn rong rêu sẵn có, giống cá trắm cỏ sinh trưởng và phát triển rất nhanh. Chỉ trong vòng 1 năm thả nuôi, trọng lượng mỗi con lên đến trên dưới 3-4 kg. Từ đây, gia đình ông đã quyết định đầu tư thêm lồng nuôi để phát triển mô hình này. Đến nay, gia đình ông Thu phát triển lên 8 lồng nuôi. Mỗi lồng diện tích rộng từ 72 -80 m2, thả 400 con cá trắm cỏ. Mật độ thả nuôi vừa phải cộng với nguồn thức ăn dồi dào giúp cá sinh trưởng, phát triển tốt.

Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi cá lồng, ông Thu cho biết, môi trường đập nước với những đặc trưng thuận lợi là có lượng nước được thay đổi và làm sạch liên tục theo chu kỳ của dòng chảy. Giống cá trắm cỏ là loài ăn tạp, nguồn thức ăn cho cá chủ yếu là các loài rong tảo có sẵn thêm vào đó là nguồn cỏ voi tự trồng, ngô kết hợp với thức ăn công nghiệp dạng viên tổng hợp để bổ sung thêm tinh bột và các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của cá. Vì vậy, cá nuôi lớn nhanh, chấtlượng thịt lại thơm ngon hơn.

Hiện tại, cá trắm cỏ nuôi được thương lái mua với giá từ 60- 65.000 đồng/kg, cá rô phi có giá  35- 40.000 đồng/kg.  Ngoài chăn thả cá, ông Thu còn trồng nhiều loại ăn quả như nhãn, hồng, mậm cơm…So với mức thu nhập hơn trăm triệu một năm đối với vùng quê nghèo này thì đây là nguồn thu rất lớn, quan trọng và ổn định tạo điều kiện cho gia đình ông đầu tư thêm lồng nuôi, nâng cao chất lượng nguồn cá trắm, cá chép, cá rô phi.


Con cá trắm khoảng 3-4 kg được ông Thu vớt lên kiểm tra.

Ông Hoàng Văn Đạo, Chủ tịch UBND xã Sàn Viên cho biết: Trên địa bàn xã hiện nay có mô hình nuôi cá của ông Thu là được đánh giá cao. Là một người lính trở về từ chiến trường với những thương tích nhưng ông luôn cố gắng lao động, trồng trọt, chăn thả cá đem lại hiệu quả kinh tế cao, vươn lên làm giàu là nơi học hỏi kinh nghiệm cho nhiều hộ dân khác. Đặc biệt là đối với mô hình nuôi cá lồng trên đập Tà Keo của ông Thu luôn nhận được sự quan tâm hỗ trợ về con giống, kỹ thuật nuôi, nguồn vốn cũng như đánh giá hiệu quả, chiều hướng phát triển của các ngành liên quan. Đây là mô hình cần được nhân rộng nhằm góp phần nâng cao đời sống kinh tế cho người dân trên địa bàn.

Báo Dân Việt
Đăng ngày 19/05/2018
Chang Liễu
Nuôi trồng

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 17:06 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 17:06 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 17:06 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 17:06 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 17:06 26/11/2024
Some text some message..