Thủy sản Tiền Giang - Trên đường xây dựng phát triển và hội nhập

Tiền Giang nằm ở hạ lưu sông Cửu Long, có thế mạnh về phát triển nông nghiệp và cây ăn trái. Với bờ biển dài 32km cùng với diện tích gần 16.000 ha cồn bãi nuôi tôm, cá cùng với hệ thống giao thông thủy bộ thuận lợi, là cửa ngỏ giao thương quan trọng với các vùng ĐBSCL và Đông Nam bộ nhất là đối với TPHCM, đặc biệt là sự nổ lực, năng động, sáng tạo trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của bà con ngư dân, của các doanh nghiệp cũng như vai trò quản lý của Nhà nước nên ngành thủy sản đã có những chuyển biến vượt bậc, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của tỉnh.

tàu cá
Ảnh minh họa

 Trước năm 1997, ngành thủy sản chủ yếu là khai thác ven bờ dựa vào nguồn lợi tự nhiên phong phú; hoặc thả nuôi quãng canh bằng con giống tự nhiên và sử dụng thức ăn có sẵn trong ao, quy mô nhỏ, nuôi các loài cá bản địa như rô phi, mè, trôi, trắm; họ chỉ làm theo kinh nghiệm. Sản phẩm chủ yếu để cải thiện bữa ăn gia đình và đem trao đổi buôn bán trong phạm vi hẹp. Hoạt động chế biến trong giai đoạn này còn rất khiêm tốn.

Bắt đầu từ năm 1997, tỉnh được hỗ trợ thực hiện dự án READ (Dự án khuyến ngư nông thôn để phát triển nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL) do Ủy hội Mê Kông tài trợ. Thông qua tập huấn, tham quan, hội thảo, xây dựng mô hình thì người dân có ý thức quan tâm hơn đến nuôi thủy sản để phát triển kinh tế gia đình, từ đây đã có sự chuyển biến rõ nét trong sản xuất thủy sản ở địa phương, khởi đầu là phát triển mô hình cá - lúa, nuôi cá rô phi dòng GIFT, nuôi cá trong vùng nhiễm phèn Tân Phước và dần dần sau đó phát triển nhiều mô hình với chủng loại phong phú có giá trị hơn. Việc sản xuất giống bắt đầu phát triển, chủng loại thủy sản nuôi cũng được nghiên cứu và phát triển đa dạng hơn, công tác xã hội hóa sản xuất giống thủy sản cũng được thực hiện hàng năm thông qua các cuộc tập huấn chuyển giao công nghệ sản xuất giống thủy sản các loại cho người dân ở địa phương và thành công hơn là đã chuyển giao công nghệ sản xuất giống cá rô đồng cho 10 tỉnh trong cả nước. Giai đoạn này các nhà máy chế biến cũng bắt đầu phát triển, sản phẩm xuất khẩu với số lượng và chủng loại ngày càng phong phú và đa dạng hơn.

Điểm nhấn nổi bật của phong trào sản xuất thủy sản ở địa phương phát triển mạnh từ năm 2007 đến nay. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật và kinh phí đầu tư được đáp ứng kịp thời và mang lại hiệu quả kinh tế cao; qua thực hiện thành công nhiều đề tài, dự án đã hỗ trợ cho ngành nông nghiệp có cơ sở quy hoạch vùng nuôi, vụ nuôi, đối tượng nuôi hợp lý; và những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới được nông dân áp dụng đạt hiệu quả cao. Từ đây đánh dấu bước chuyển mình đi lên của thủy sản tỉnh nhà:

            * Lĩnh vực nuôi thủy sản: diện tích và sản lượng nuôi thủy sản của tỉnh liên tục tăng qua các năm cả về số lượng và chất lượng, phù hợp với chủ trương chung của ngành, năm 2014 diện tích nuôi thủy sản đạt gần 16.000 ha, sản lượng nuôi đạt gần 138.000 tấn (tăng gấp 7lần về diện tích và 68 lần về sản lượng so với năm 1980). Các đối tượng nuôi chính là tôm sú, tôm thẻ, nghêu, cá kèo, cá tra, điêu hồng, tai tượng, rô đồng, sặc rằn, ếch... trong đó nổi bật là nuôi cá tra cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu năng suất khoảng 300 tấn/ha/vụ, thậm chí có hộ đạt 400-500 tấn/ha/vụ lợi nhuận 400 – 500 triệu/ha và là sản phẩm thủy sản đầu tiên của tỉnh được chứng nhận SQF sau này đạt chứng nhận GlobalGAP. Đến 2014, có 06ha/1hộ nuôi tôm sú đã được chứng nhận VietGAP và năm 2015 đang tư vấn 34.8ha/9 tổ chức, cá nhân nuôi cá tra dự kiến đánh giá chứng nhận VietGAP vào cuối năm.

            Trong giai đoạn này, sản xuất giống thủy sản đã phát triển mạnh, người dân tự làm chủ kỹ thuật, đã hình thành nhiều vùng chuyên sản xuất cá giống ở Cái Bè, Cai Lậy, Chợ Gạo - đây là trung tâm cung cấp cá giống nước ngọt cho các tỉnh ĐBSCL và Đông Nam bộ. Song song đó các vùng nuôi thủy sản tập trung đã được qui hoạch (vùng nuôi cá tra, cá bè, tôm sú...) và các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng nuôi được triển khai thực hiện như: vùng sản xuất theo mô hình lúa + cá tại xã Hậu Mỹ Bắc A - Cái Bè, vùng sản xuất cá giống ở Tân Hội - Cai Lậy, vùng nuôi tôm sú công nghiệp ở Gò Công (Nam Gò Công, Bắc Gò Công và Cồn Cống)... đã thúc đẩy phong trào nuôi thủy sản trong mỗi vùng phát triển. Các tiến bộ kỹ thuật được chuyển giao như nuôi an toàn sinh học, ứng dụng chế phẩm sinh học, VietGAP, GlobalGAP, SQF...

            * Lĩnh vực khai thác thủy sản: tập trung chuyển sang khai thác xa bờ, công suất máy và số lượng tàu thuyền khai thác xa bờ hàng năm đều tăng với các loại nghề chủ lực là lưới kéo đơn, lưới vây kết hợp ánh sáng, lưới rê cá dưa, câu mực; đã ứng dụng thành công các tiến bộ kỹ thuật trên tàu khai thác hải sản xa bờ như: máy dò ngang Sonar (sản lượng khai thác tăng hơn 50%); bóng đèn tiết kiệm điện (tiết kiệm được 60% nhiên liệu dùng cho thắp sáng - khoảng 50 lít dầu/đêm); hầm bảo quản sản phẩm bằng công nghệ PU foams (giúp kéo dài thời gian bảo quản hơn từ 7 – 10 ngày vẫn duy trì được chất lượng sản phẩm, giảm lượng nước đá hao hụt từ 20% xuống còn 2 - 4%/chuyến biển); lắp đặt máy Rada hàng hải (giúp thuyền trưởng quan sát tốt các chướng ngại vật trong mọi điều kiện thời tiết) và máy thông tin liên lạc tầm xa có tích hợp với định vị vệ tinh GPS (giúp ngư dân chủ động liên hệ với các tàu đang đánh bắt ngoài biển và với đất liền).

Đến năm 2015, ngư dân Tiền Giang đã ứng dụng được 10 máy dò ngang Sonar trong đó khuyến nông hỗ trợ xây dựng mô hình 8 máy/8 tàu (từ nguồn kinh phí TTKN Quốc Gia) và hàng trăm bóng đèn tiết kiệm điện công suất 200W để thay thế cho đèn cao áp công suất 1.000W trên các tàu nghề lưới vây và chong đèn dẫn dụ cá. Riêng đối với mô hình lưới rê cá dưa và lưới rê hỗn hợp đã giúp ngư dân ở 02 xã Tân Phước và Tân Tây huyện Gò Công Đông chuyển đổi nghề đúng hướng, mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt thành lập được các tổ đội sản xuất đã nâng cao hiệu quả kinh tế trên từng chuyến biển và tạo được sự đoàn kết của các thành viên trong đội tàu khai thác xa bờ bám biển dài ngày hơn. Hiệu quả của việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong khai thác đã giúp ngư dân yên tâm và mạnh dạn đưa tàu vươn khơi khai thác. Đến cuối năm 2014 số tàu cá trên địa bàn tỉnh là 1.127 tàu với công suất máy chính bình quân là 266CV/tàu tăng 263,2% so với năm 1993, sản lượng khai thác năm 2014 đạt 93.032 tấn tăng 163,7% so với năm 1993. Ngư dân từng bước ứng dụng và làm chủ các thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại góp phần thực hiện chủ trương hiện đại hóa đội tàu khai thác thủy sản xa bờ ở địa phương.

* Lĩnh vực chế biến thủy sản: Nhờ có các chính sách ưu đãi, thu hút các nhà đầu tư phát triển thủy sản của tỉnh, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư nhà máy chế biến thủy sản và phát triển mạnh vào năm 2003. Hiện nay, toàn tỉnh có gần 50 doanh nghiệp và cơ sở chế biến thủy sản, trong đó có khoảng 20 doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp lớn hiện nay đã và đang đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại, xây dựng quy trình sản xuất khép kín từ “trang trại đến bàn ăn”, hướng đến đầu tư vào sản phẩm giá trị gia tăng và mở rộng thị trường. Năm 2014, sản lượng thủy sản chế biến xuất khẩu đạt trên 144 ngàn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 323 triệu USD (gấp khoảng 20 lần của năm 2000) chiếm 27,7% tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh, chiếm khoảng 70% tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp - thủy sản. Mặc dù phát triển sau lĩnh vực nông nghiệp nhưng lĩnh vực thủy sản đã đạt được kết quả trên được xem là bước phát triển vượt bậc đáng trân trọng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay ngành thủy sản tỉnh nhà đang đứng trước không ít khó khăn: Thời tiết, khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, làm ảnh hưởng bất lợi nhiều hơn đến hoạt động thủy sản; việc liên kết theo chuỗi giá trị để tiêu thụ sản phẩm còn nhiều bất cập; cơ sở hạ tầng chưa theo kịp sự phát triển; thông tin chưa đến người dân kịp thời; công tác đảm bảo an toàn thực phẩm cho các sản phẩm thủy sản có đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng trước những yêu cầu nghiêm ngặt đối với các thị trường xuất khẩu, cùng với các rào cản thương mại khác của các nước nhập khẩu trong thời hội nhập đã, đang và sẽ là một thách thức lớn cho Ngành thủy sản Tiền Giang nói riêng và thủy sản Việt Nam nói chung.

Để phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới ngành thủy sản tỉnh nhà tích cực thực hiện đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, cần quan tâm:

* Đối với lĩnh vực nuôi:

- Nông dân cần lựa chọn qui trình công nghệ phù hợp cho chính mình; Thường xuyên phối kết hợp với các ngành liên quan nắm vững quy trình kỹ thuật từ đó vận dụng một cách có hiệu quả nhất phục vụ cho sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng một cách bền vững;

- Thiết kế xây dựng ao nuôi thâm canh bao gồm ao lắng và ao xử lý. Đây là vấn đề ít được người nuôi quan tâm, nên đó cũng là những trở ngại lớn, là thách thức lớn trong việc bảo vệ môi trường nuôi thủy sản bền vững;

- Xây dựng mô hình sản xuất theo hình thức quản lý cộng đồng, tổ hợp tác, hợp tác xã nhằm giảm bớt rủi ro và gắn với bảo vệ môi trường. Tập trung sản xuất thâm canh theo quy trình thực hành nuôi tốt (GAP), ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học đối với các đối tượng nuôi chủ lực (cá tra, tôm, nghêu…); tiếp tục đa dạng hóa các đối tượng nuôi, chú ý phát triển nuôi theo hướng luân canh, xen canh phù hợp với điều kiện canh tác của từng vùng;

- Đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của tất cả các thành viên tham gia từ người sản xuất giống, người nuôi cho đến các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu.

* Đối với lĩnh vực khai thác: Thực hiện chủ trương của Nhà nước chuyển dịch cơ cấu từ khai thác ven bờ ra khai thác xa bờ kết hợp với tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trên tàu khai thác xa bờ. Nâng cao chất lượng sản phẩm sau khai thác giúp nâng cao giá trị sản phẩm và hiệu quả khai thác. Đầu tư kịp thời cơ sở hạ tầng tại các cảng cá, khuyến khích phát triển đội tàu dịch vụ hậu cần, các hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá nhằm phát huy tốt hơn vai trò đầu mối trong phân phối cũng như nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm khai thác.

* Đối với lĩnh vực chế biến thủy sản: khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mới các dây chuyền chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng, đồng thời đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu để nâng cao hiệu quả chế biến xuất khẩu. Giữ vững thị trường truyền thống và phát triển thị trường tiềm năng trong đó có thị trường nội địa. Để tạo được uy tín vững vàng của sản phẩm thủy sản trên trường quốc tế cần quản lý chặt hơn về chất lượng an toàn thực phẩm.

Nhìn lại chặng đường 40 năm xây dựng phát triển và hội nhập từ sau ngày đất nước thống nhất, ngành thủy sản Tiền Giang đã để lại cho chúng ta rất nhiều bài học kinh nghiệm, đã có những bước tiến vượt bậc, đạt những kết quả rất đáng tự hào. Hiện nay trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra khả năng tiêu thụ sản phẩm của ta là rất lớn, hội nhập thúc đẩy kinh tế phát triển, song để có thể phát triển bền vững cần có sự đồng tâm hợp lực của tất cả những người có liên quan để đưa sản phẩm thủy sản vươn xa đi khắp năm châu./.

Sở NN&PTNT Tiền Giang, 09/08/2015
Đăng ngày 11/08/2015
Mỹ Ngọc
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 07:54 23/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 07:54 23/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 07:54 23/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:54 23/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 07:54 23/12/2024
Some text some message..