Tiền Giang: Đau đáu với nỗi lo con nghêu

Không ai biết rõ con nghêu xuất hiện ở vùng biển Gò Công từ bao giờ, chỉ biết những năm trước đây, nhiều người đã khai thác và làm giàu từ nó. Chính vì nguồn lợi quá dồi dào nên nhiều người đã ví các sân nghêu như mỏ “vàng trắng”. Tuy nhiên, những năm gần đây, người nuôi nghêu lại đau đáu nỗi lo mỗi khi vào mùa thu hoạch; nhiều người mất ăn, mất ngủ, thậm chí bạc đầu vì nó.

bãi ngao chết
Người cào nghêu thất vọng trở về khi phát hiện nghêu bị chết.

Đìu hiu sân nghêu

Về sân nghêu ở xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông đúng thời điểm con nghêu chết rộ, chúng tôi cảm nhận được không khí ảm đạm bao trùm lên vùng nuôi nghêu rộng lớn này. Dọc tuyến đường dẫn vào bãi nghêu ngày nào có rất nhiều tiểu thương ngồi bán nghêu cho du khách, nhưng nay chỉ còn lác đác vài hộ chào mời. Càng về phía bờ biển, mùi hôi tanh của nghêu chết bốc lên nồng nặc. Các sân nghêu vắng bóng người, chỉ còn trơ lại những chòi canh giữ nghêu chơ vơ giữa biển.

Bà Huỳnh Thị Kim Oanh, người có 10 năm nuôi nghêu ở xã Tân Thành rưng rưng nước mắt nói với chúng tôi: “Nghêu chết hết rồi chú ơi! 25 ha nghêu, với hàng trăm tấn chỉ còn vài tuần nữa là cho thu hoạch, vậy mà giờ đây lại chết trắng. Nếu tính giá nghêu thương phẩm 10.000 đồng/kg cũng mất hơn 5 tỷ đồng. Chưa năm nào mà diện tích, sản lượng và giá trị thiệt hại lại lớn đến như vậy. Hiện tại, chúng tôi chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chứ không biết lấy đâu ra số tiền lớn để trả tiền vay ngân hàng”.

Ông Lê Tùng Phương có 48 ha nuôi nghêu trong hợp đồng và 16 ha nuôi ngoài hợp đồng ở các sân nghêu xã Tân Thành cũng bị chết trong đợt vừa qua với tỷ lệ 80 -90%. Mặc dù là người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề nuôi nghêu nhưng việc thả nuôi ngoài khơi và trông chờ nhiều vào yếu tố may rủi, ông cũng không làm gì được trước việc nghêu chết này.

Ông Phương cho biết: “Chỉ vài ngày thôi mà mất gần 7 tỷ đồng thì làm sao chúng tôi không chết đứng được. Để có tiền đầu tư nuôi nghêu, chúng tôi phải vay hỏi người thân, hàng xóm. Giờ phải cố gắng làm những việc khác để có tiền trả nợ, chứ nuôi nghêu cảm thấy uể oải lắm rồi”.


Các sân nghêu chỉ còn trơ lại chòi giữ nghêu.

Đáng tiếc nhất là trường hợp của ông Nguyễn Văn Nhịn có sân nghêu 22 ha ở ấp Chợ, xã Tân Thành. Ông Nhịn cho biết, sân nghêu của ông có sản lượng khoảng 400 tấn (cỡ 80 con/kg). Đến nay, nghêu đã chết gần như toàn bộ, với giá trị thiệt hại khoảng 6 tỷ đồng.

“Mấy ngày trước, tôi đã kêu lái nghêu, thuê công cào nghêu chuẩn bị thu hoạch. Tuy nhiên, khi cào nghêu lên thì phát hiện nghêu chết nên thương lái không mua. Nguyên nhân là do khi nghêu chết thì những con còn sống cũng đã yếu rồi, nếu thu hoạch thì ngày hôm sau nghêu cũng sẽ chết” - ông Nhịn cho biết.

Ông Phạm Văn Kịp, Phó trưởng Ban Quản lý Cồn Bãi ngồi thẩn thờ nhìn về phía sân nghêu nói:

“Nghêu chết gần phân nữa rồi chú ơi. Từ Tết Nguyên đán đến nay, chúng tôi phải ứng tiền của Nhà nước trên 700 triệu đồng để trang trải tiền dầu, ăn uống và trả lương cho anh em. Nếu nghêu còn chết nữa thì anh em trong Ban Quản lý không biết phải làm sao. Bởi, hộ dân có thể được Nhà nước hỗ trợ, còn chúng tôi đã có xin ý kiến và các ngành chức năng đã trả lời là không được hưởng chính sách này”.

6 năm: Nghêu chết 4 đợt

Chỉ trong vòng 6 năm mà nghêu nuôi ở đây bị chết 4 đợt. Nhiều hộ nuôi nghêu phải sống trong nỗi lo lắng mỗi khi vụ mùa sắp bắt đầu. Ông Lê Tùng Phương cho biết: “Năm 2010, gia đình tôi bị thiệt hại hơn 500 tấn nghêu, nếu tính giá bán 20.000 đồng/kg thì mất hết 10 tỷ đồng. Năm 2011 có thiệt hại nhưng ít hơn. Đến năm 2013 thì thiệt hại trên 8 tỷ đồng. Còn năm nay, chúng tôi tính sơ sơ cũng mất hết 7 tỷ đồng. Với số tiền lớn như vậy thì làm sao nông dân có thể cầm cự được. Tiền lời nuôi nghêu của những năm trước đây đã biến mất và dần dần thâm hụt vào vốn rất nhiều”.

Còn các sân nghêu của Ban Quản lý Cồn bãi cũng xảy ra hiện tượng nghêu chết thường xuyên. Năm 2010, nghêu của Ban Quản lý chết rải rác. Đến năm 2011, nghêu lại chết trắng. Năm 2013, cũng bị chết hàng loạt. Năm nay, khoảng 100/200ha nghêu của Ban Quản lý bị chết.

Ông Phạm Văn Kịp, Phó trưởng Ban Quản lý Cồn Bãi cho biết, khi thủy triều rút, ông đi kiểm tra thì thấy vỏ nghêu 1 lớp rất dày. Đó là những vỏ nghêu chết từ những năm qua. “Những người nuôi nghêu còn cầm cự được là do họ trúng mùa năm trước, rồi dùng đồng lời đầu tư kinh doanh vào việc khác như mua vườn, mua ruộng hay kinh doanh dịch vụ. Còn những người trúng mùa năm trước mà dồn tất cả để đầu tư cho vụ nghêu sau thì lao đao. Bởi cứ 2 năm thì xảy ra hiện tượng nghêu chết. Vì vậy, việc “đánh” dồn sau khi trúng mùa nghêu năm trước thì coi như mất trắng” - ông Kịp cho biết.


Người cào nghêu thất vọng trở về khi phát hiện nghêu bị chết.

Sau mỗi đợt nghêu chết, ngành chức năng tỉnh, huyện phối hợp cùng các viện, trường đại học xuống lấy nhiều mẫu nước, cát, nghêu sống và nghêu chết để đem đi thử nghiệm nhưng vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân. Bà Huỳnh Thị Tỏ, Phó Chủ tịch UBND huyện Gò Công Đông cho biết: “Chúng tôi đã có Công văn đề nghị UBND tỉnh xem xét và có chính sách hỗ trợ, cho khoanh nợ hoặc gia hạn nợ cho những hộ dân nuôi nghêu bị thiệt hại tại xã Tân Thành. Vì đa số tiền đầu tư nuôi nghêu đều là vay vốn từ ngân hàng”.

Ngồi trao đổi với chúng tôi mà ông Nguyễn Văn Quý, Quyền Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Gò Công Đông buồn rười rượi:

“Với chức năng là ngành chuyên môn quản lý nghề nuôi nghêu, nhưng đứng trước việc nghêu chết như vậy mà không tìm ra được nguyên nhân và biện pháp phòng tránh nên chúng tôi cảm thấy rất buồn. Thiệt hại quá lớn. Nghề nuôi nghêu ngày một khó khăn hơn. Trước đây, người dân kiếm được con giống thả nuôi là thấy có lời. Nhưng giai đoạn này, bữa trước kêu thương lái, bữa sau thu hoạch cũng chưa chắc ăn. Chỉ đem tiền bán nghêu về đến nhà mới thấy an tâm thôi. Năm nay, nghêu nuôi lại chết và mức thiệt hại quá lớn”.

Thêm một vụ mùa nữa nghêu lại chết, thiệt hại trên 400 tỷ đồng. Nghề nuôi nghêu ngày một khó khăn, nhiều gia đình phụ thuộc vào nguồn lợi này sống trong cảnh lao đao. Trong khi ngành chức năng vẫn chưa có câu trả lời chính thức về nguyên nhân dẫn đến nghêu chết và cách phòng, chống ra sao thì người nuôi nghêu tiếp tục trông chờ vào sự may rủi và lại phập phồng mỗi khi vào vụ.

Nuôi nghêu là một trong những lợi thế quan trọng của tỉnh Tiền Giang, với diện tích thả nuôi 2.300 ha, tập trung ở khu vực biển Tân Thành. Hàng năm, vùng nuôi nghêu của tỉnh cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là xuất khẩu gần 20.000 tấn nghêu. Thị trường xuất khẩu nhiều nhất là châu Âu, châu Á và châu Mỹ.

Ông Nguyễn Văn Quý cho biết, năm 2010, diện tích nghêu chết lên đến 992,8 ha của 163 hộ, với giá trị thiệt hại khoảng 251 tỷ đồng. Năm 2011, diện tích nghêu chết 1.157,8 ha của 155 hộ, với giá trị thiệt hại khoảng 220 tỷ đồng. Năm 2013, diện tích nghêu bị thiệt hại 854 ha của 119 hộ, với giá trị thiệt hại khoảng 237 tỷ đồng. Năm 2015, diện tích nghêu chết lên đến 1.580 ha của 223 hộ, với giá trị thiệt hại khoảng 407 tỷ đồng.
 

Báo Ấp Bắc, 22/05/2015
Đăng ngày 24/05/2015
Sĩ Nguyên
Nuôi trồng

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 11:00 22/11/2024

Chất độc trong ao nuôi, mối nguy tiềm ẩn đe dọa sức khỏe tôm

Các chất độc phát sinh trong ao nuôi một trong những nguyên nhân khiến tôm còi cọc, stress, chậm phát triển, thậm chí là chết hàng loạt gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi.

Nước ao tôm
• 09:49 21/11/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 20/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 02:43 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 02:43 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 02:43 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 02:43 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 02:43 23/11/2024
Some text some message..