Tinh dầu vỏ cam kháng sinh tự nhiên cho cá

Nghiên cứu gần đây cho thấy khi bổ sung tinh dầu vỏ cam vào thức ăn kích thích cá tăng trưởng mạnh mẽ, kích thích miễn dịch đồng thời tăng cường khả năng đề kháng với bệnh do vi khuẩn trên cá.

Tinh dầu vỏ cam - kháng sinh tự nhiên cho cá
Tinh dầu vỏ cam - kháng sinh tự nhiên cho cá

Ngày nay, việc sử dụng tinh dầu thực vật bổ sung vào thức ăn thủy sản giúp vật nuôi tăng cường sức đề kháng được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi. Nhắc đến những tinh dầu sử dụng trong nuôi trồng thủy sản như tinh dầu quế, cây Bạch Hoa, tinh dầu chanh hay tinh dầu tầm xuân... thì không thể bỏ qua những loại tinh dầu có nguồn gốc từ các loài cây có múi. 


Tinh dầu cam là tinh dầu được triết xuất từ vỏ cam, với các thành phần nổi bật như Limonene chiếm từ 85% đến 96%, myrcene chiếm 0,5 % đến 3 %. Limonene được sử dụng phổ biến trong thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm. Trong đó công dụng đặc biệt của Limonene là chất chống lại oxy hóa mạnh mẽ, còn myrcene phòng chống và ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm, giảm đau hiệu quả…Các hợp chất này được coi là loại monoterpene giúp chống và ngăn chặn phát triển của của mầm bệnh trong cơ thể. Trong Đông y, tinh dầu vỏ cam quýt còn có tên gọi là trấn bì, giúp cải thiện sức khỏe rất hiệu quả. 

Hiện nay nuôi cá Rô phi ở nước ta và trên thế giới đang gặp phải một loại bệnh nguy hiểm do vi khuẩn Streptococcus sp gây nên. Đây là loại bệnh vi khuẩn gây nguy hiểm cho nhiều loài cá nhưng đặc biệt là cá rô phi. Streptococcus sp được coi là bệnh gây ra sự tàn phá nhiều nhất, có thể gây chết cá với số lượng lớn, cá có kích cỡ lớn và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi.

 

Cá bị nhiễm Streptococcus iniae

Nghiên cứu này được thực hiện để xác định ảnh hưởng của việc bổ sung chiết xuất tinh dầu vỏ cam (Citrus sinensis) vào thức ăn đối với hiệu suất tăng trưởng, các thông số miễn dịch máu và khả năng đề kháng đối với tác nhân gây hại là Streptococcus iniae ở cá rô phi Mozambique (Oreochromis mossambicus).

Nghiên cứu tác dụng của tinh dầu vỏ cam trên cá

Cá được chia thành 4 nhóm và cho ăn trong 90 ngày với bốn chế độ ăn thử nghiệm (3 chế độ ăn bổ sung với 0,1%, 0,3% và 0,5% tinh dầu vỏ cam (EO) và một nhóm đối chứng). Sau đó, các thông số miễn dịch chính của cá như lysozyme, hoạt động myeloperoxidase, chỉ số huyết học và các thông số sinh hóa (nồng độ hemoglobin, số lượng bạch cầu, hồng cầu, tổng protein huyết thanh, glucose, albumin, globulin, cholesterol và triglycerid) đã được kiểm tra và nghiên cứ. Sau đó các nhóm cá sẽ được gây nhiễm thực nghiệm với vi khuẩn Streptococcus iniae để kiểm tra khả năng đề kháng.

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng đối với cá rô phi ăn bổ sung chiết xuất vỏ cam EO, tất cả các thông số đều cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng. Chứng tỏ khi đưa vào cơ thể, tinh dầu từ loài cây có múi này đã tác động đến hệ thống miễn dịch của cá một cách tích cực, làm cho các chỉ số có lợi trong hệ thống huyết học của cá tăng có ý nghĩa. 

Hơn nữa, việc bổ sung tinh dầu này vào khẩu phần ăn cũng giúp làm giảm tỷ lệ chết cá sau khi nhiễm S. iniae.

Từ những phân tích mang tính khoa học trên, có thể kết luận rằng chiết xuất tinh dầu vỏ cam có thể hoạt động như một chất kích thích (promoter) tăng trưởng tự nhiên, tăng khả năng miễn dịch và cải thiện khả năng đề kháng bệnh của đối với mầm bệnh S. iniae ở cá rô phi. 

Các nghiên cứu trước của các nhà khoa học Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cũng cho thấy bổ sung bột vỏ chanh vào thức ăn có thể kích thích tăng trưởng và hoạt động miễn dịch của cá. Từ đây chúng ta thấy rằng vỏ trái của cây có múi như cam, chanh có thể bổ sung vào thức ăn cá nhằm phòng bệnh cho cá và có thể được sử dụng như một chất thay thế kháng sinh để kiểm soát các bệnh trong thức ăn cá nuôi.

Đăng ngày 16/06/2018
TRỊ THỦY Lược dịch
Nguyên liệu

Thảo dược tiềm năng trong trị bệnh nhiễm trùng máu ở cá hồi

Các nhà khoa học tại Chile vừa phát hiện ra loại thảo dược hiệu quả trong điều trị bệnh nhiễm trùng máu ở cá hồi. Theo nghiên cứu, chiết xuất từ cây xuyên tâm liên có đặc tính kháng khuẩn đối với hai kiểu gen của vi khuẩn Piscirickettsia salmonis (tác nhân gây nên bệnh nhiễm trùng máu).

Cá hồi
• 14:02 26/03/2024

Triển vọng protein côn trùng cho thức ăn cá tra Việt Nam

Mối quan hệ hợp tác mới giữa Entobel và Vĩnh Hoàn nhằm mục đích đẩy nhanh việc áp dụng thức ăn làm từ côn trùng trong ngành nuôi cá tra.

Ấu trùng ruồi lính đen
• 10:55 11/03/2024

Sử dụng đạm rong bún trong ương cá nâu giống

Đạm bột rong bún một lựa chọn có thể thay thế đạm bột cá trong chế biến thức ăn để ương cá nâu giống. Tỷ lệ sống của cá nâu giống không bị ảnh hưởng mà còn nâng cao được tốc độ tăng trưởng và hiệu suất thức ăn lên so với protein bột cá. Giảm chi phí, tăng lợi nhuận trong quá trình sản suất thức ăn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của thức ăn thủy sản.

Rong bún
• 10:15 05/03/2024

Dinh dưỡng từ trùn chỉ

Nhờ giá trị dinh dưỡng cao, trùn chỉ dần trở thành đối tượng được nhiều người nuôi sử dụng làm nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm, cá, giúp vật nuôi phát triển nhanh, khỏe mạnh. Trùn chỉ cũng nắm giữ nhiều vai trò quan trọng trong nghề nuôi trồng thủy sản do nhu cầu sử dụng cao.

Trùn chỉ
• 08:00 08/02/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 21:14 28/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 21:14 28/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 21:14 28/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 21:14 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 21:14 28/03/2024