Tôm chết hàng loạt ở Trà Vinh: Báo động tình trạng ô nhiễm!

Tình trạng tôm chết hàng loạt ở Trà Vinh đã xảy ra trong những ngày qua chưa có dấu hiệu dừng lại. Nguyên nhân chính là môi trường nuôi đang ô nhiễm đến mức báo động…

Tôm chết hàng loạt ở Trà Vinh: Báo động tình trạng ô nhiễm!
Tôm chết, gây thiệt hại nặng nề, nhiều người nuôi đã phải treo ao.

Tôm tiếp tục chết trên diện rộng

Tính đến tháng 3.2017, toàn tỉnh Trà Vinh đã có hơn 7.000 hộ thả nuôi gần 600 triệu con tôm sú giống trên diện tích 9.315ha và 2.240 lượt hộ thả nuôi hơn 524 triệu con giống tôm thẻ chân trắng trên diện tích gần 1.000ha. Hiện đã có hơn 500 hộ thiệt hại hơn 44 triệu con giống tôm sú trên diện tích 213ha (chiếm 32,3% diện tích thả nuôi) và 487 hộ thiệt hại hơn 100 triệu con giống tôm thẻ chân trắng trên tổng diện tích 183ha (chiếm 18,5% so với diện tích thả nuôi).

Chỉ tính riêng tại huyện Cầu Ngang, hiện đã có gần 1.479 lượt hộ thả nuôi hơn 136 triệu con tôm sú giống trên diện tích hơn 714ha mặt nước. Và hơn 2.000 lượt hộ thả nuôi hơn 528 triệu con tôm thẻ chân trắng trên diện tích hơn 1.000ha mặt nước. Đến nay, đã có 523 lượt hộ thiệt hại với hơn 45 triệu con giống tôm sú trên diện tích 221,95ha, chiếm 31,05% diện tích thả nuôi. Còn thiệt hại ở tôm thẻ chân trắng là 453 lượt hộ với hơn 75 triệu con giống trên diện tích 150,72ha…

Tôm chết một phần do thời tiết diễn biến phức tạp, mưa trái mùa, đồng thời nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm cao (từ 5-7 độ C) nên dịch bệnh trên tôm nuôi tăng đột biến và lây lan rộng, chủ yếu là bệnh gan tụy và đốm trắng.

Anh Nguyễn Văn Tươi (ấp Long Hanh, xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang) cho biết: “Đầu vụ nuôi vừa rồi, tui thả hơn 100.000 con giống tôm sú và thẻ chân trắng trên diện tích 4.500m2 mặt nước của 2 ao nuôi công nghiệp, cộng với 2 ao thả lan. Cả 4 ao sau đó đều chết sạch, đến giờ tui chưa dám thả lại do thấy thời tiết còn phức tạp, có thể tôm sẽ chết tiếp”.

Do trời và do người…

Ông Dương Văn Đởm - Trưởng phòng NNPTNT huyện Cầu Ngang - cho biết: Tình trạng tôm chết hàng loạt diễn ra từ năm 2012 và đến nay vẫn chưa dừng lại. Ngoài những nguyên nhân do… “ông trời”, thì vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay đang ở mức báo động.

Thông thường, nước trong ao nuôi tôm phải qua ao xử lý trước khi thải ra sông rạch, nhưng hiện nay người nuôi đều xả thẳng ra sông. Có giai đoạn, nghề nuôi tôm phát triển mạnh, các ao xử lý trước đây giờ đã bị người dân cải tạo để chuyển qua nuôi. Để sau đó, bà con lại lấy nước từ chính những sông rạch này để nuôi lại.

“Thêm vào đó, không ít hộ thả tôm bị chết, họ xử lý ao chưa triệt để đã vội thả lại giống mới. Nhiều năm qua, nguồn nước nuôi tôm cứ luẩn quẩn trong bài toán ô nhiễm, việc vận động và khuyến cáo người dân luôn được làm thường xuyên nhưng gần như chẳng ăn thua. Ngoài ra, nhiều hộ nuôi vì lợi nhuận đã thả con giống sớm vụ không tuân thủ lịch thời vụ của địa phương” - ông Đởm nói.

Ghi nhận thực tế của PV cho thấy, tôm sú thường chỉ thả 1 vụ/năm, còn tôm thẻ chân trắng là 2 vụ/năm. Song, nhiều hộ dân đã thả nuôi vượt quá giới hạn, khiến vấn đề môi trường ngày càng trầm trọng. Nghề nuôi tôm ở Trà Vinh xuất hiện từ năm 1990, sau đó phát triển mạnh đến năm 1994 thì xảy ra dịch bệnh, tôm chết hàng loạt, nhiều hộ nuôi cố gắng bám trụ nhưng sau cùng chịu không nổi nên đành buông con tôm. Cũng nhờ vậy, môi trường nuôi có được một khoảng thời gian để “nghỉ ngơi”, ổn định lại.

Từ đây, liên tiếp 3 năm (từ 2009-2011), người nuôi tôm liên tục trúng đậm, nhà nhà phất lên, nghề nuôi tôm hồi sinh, rồi phát triển rầm rộ, sau đó là quay lại “vết xe đổ” ô nhiễm của giai đoạn trước.

“Việc khuyến cáo người dân hiện nay coi như vô phương. Chúng tôi đã tính đến chuyện tham mưu cho lãnh đạo huyện ban hành quy định về thả nuôi tôm, có thể trong năm đầu sẽ tuyên truyền vận động cho người dân hiểu, khi áp dụng vào thực tiễn nếu hộ nào không tuân thủ sẽ có chế tài xử lý” - ông Đởm cho biết thêm.
 

Báo Lao Động
Đăng ngày 27/03/2017
Trần Lưu
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 18:05 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 18:05 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 18:05 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 18:05 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 18:05 16/11/2024
Some text some message..