Tôm sinh thái: Lựa chọn đúng đắn

Theo nghiên cứu của ICAFIS, giá tôm sinh thái cao hơn tôm công nghiệp trong khoảng 0,86 - 1,3 USD/kg. Năm 2016, đã có 2.000 hộ nông dân được cấp chứng chỉ xác nhận nuôi tôm sinh thái và sẽ có thêm khoảng 3.000 hộ khác được cấp phép cho đến năm 2019.

Tôm sinh thái: Lựa chọn đúng đắn
Giá tôm theo mô hình nuôi sinh thái cao hơn.

Khái niệm tôm sinh thái xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2015, tôm sinh thái là một sản phẩm ngon, bổ dưỡng và đặc biệt là góp phần bảo vệ và giữ gìn môi trường nuôi.

Năm 2018, Bộ NN&PTNT đã phê duyệt Dự án Xây dựng mô hình nuôi tôm sú bán thâm canh, đảm bảo ATTP. Mục tiêu của dự án là phát triển mô hình nuôi tôm sú bền vững không lạm dụng thuốc kháng sinh, đảm bảo ATTP, gắn kết giữa người sản xuất và doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế và giá trị sản phẩm. Theo dự án, sẽ xây dựng 24 mô hình nuôi tôm sú bán thâm canh đảm bảo ATTP, quy mô 5 ha/mô hình đạt các chỉ tiêu kỹ thuật: Năng suất vùng hạ trên 1 tấn/ha, vùng trung và cao triều năng suất đạt trên 2 tấn/ha; cỡ thu hoạch đạt từ 40 con/kg; tỷ lệ sống trên 60%. Quá trình nuôi theo hướng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới đảm bảo ATTP…

Theo Tổng cục Thủy sản, Việt Nam đang duy trì thế mạnh về phát triển con tôm sú, đặc biệt chúng ta có lợi thế về chứng nhận tôm sú sinh thái, tôm sú hữu cơ đã có vị trí trên thị trường. Thời gian vừa qua, trong định hướng thị trường ngành tôm, ngoài nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng hình thức nuôi thâm canh, siêu thâm canh, thì tôm sú sinh thái, tôm - rừng, tôm - lúa và tôm quảng canh là thế mạnh của ngành tôm.

Lựa chọn của tương lai

Trong khi nuôi tôm ngày một khó khăn hơn do môi trường nuôi ngày một ô nhiễm, những chất thải trong quá trình nuôi tôm chưa được xử lý triệt để, tình trạng các lô tôm xuất khẩu còn phát hiện dư lượng hóa chất kháng sinh vượt ngưỡng cho phép… thì nuôi tôm theo hình thức sinh thái là một giải pháp cần được quan tâm hơn cả. Bởi, tôm sinh thái có nhiều ưu việt từ chất lượng sản phẩm đến vấn đề bảo vệ môi trường và nhất là được nhiều thị trường ưa chuộng. PGS.TS Nguyễn Văn Sánh, Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL cho biết, môi trường dưới tán rừng trong lành nên con tôm ít bị dịch bệnh. Người nuôi không phải chi phí cho thuốc hay thức ăn nên lợi nhuận cũng cao hơn. Dĩ nhiên, giá bán của tôm cũng cao hơn so với tôm nuôi các hình thức khác.

Cà Mau là một trong những địa phương có tiềm năng phát triển nuôi tôm nói chung và đặc biệt là phát triển các diện tích nuôi tôm sinh thái. Hiện, tỉnh được các tổ chức quốc tế chứng nhận sản phẩm tôm sinh thái với diện tích trên 11.000 ha; phấn đấu đến năm 2020, xây dựng chứng nhận cho tất cả diện tích tôm - rừng tại địa phương lên 30.000 ha. 

Thủy Sản Việt Nam
Đăng ngày 18/02/2019
Phương Chi
Nuôi trồng

Thời gian tôm đào thải hết kháng sinh

Một câu hỏi thường gặp của người nuôi tôm là: “Tôm mất bao lâu để đào thải hết kháng sinh sau khi ngưng sử dụng?”. Hiểu rõ về thời gian đào thải kháng sinh sẽ giúp người nuôi đưa ra kế hoạch nuôi phù hợp và đảm bảo tôm sạch kháng sinh trước khi xuất bán.

Tôm thẻ
• 09:51 07/10/2024

Lợi ích của việc ứng dụng nông nghiệp tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

Nông nghiệp tuần hoàn là một phương thức sản xuất nông nghiệp mà các nguồn tài nguyên, vật liệu và chất thải được tái sử dụng và tái chế để tạo ra một hệ thống nông nghiệp bền vững, giảm thiểu tác động đến môi trường.

Tạt vi sinh
• 11:13 06/10/2024

Cá đối: Loài nuôi ghép mang lại lợi ích cho ao tôm

Cá đối với tập tính là loài ăn tạp, do đó khi kết hợp nuôi trong ao tôm, chúng sẽ sử dụng triệt để chất thải của tôm, thức ăn thừa và cả tảo tàn. Điều này giúp môi trường trong ao tôm được cân bằng, đáy ao tốt, tôm sinh trưởng nhanh và hạn chế được một số dịch bệnh.

Cá đối mục
• 09:29 04/10/2024

Loài sứa nắm giữ bí quyết “trường sinh bất tử”

Thế giới tự nhiên bao giờ cũng tồn tại những bí ẩn khó lý giải, điển hình như trường hợp của một loài sứa có khả năng trường tồn gần như vĩnh hằng (dĩ nhiên là trừ khi chúng bị kẻ thù tiêu diệt).

Sứa biển
• 10:29 03/10/2024

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đặc biệt ở vùng cửa sông, ven biển với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng. Hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định môi trường, ứng phó với tác động cực đoan của biến đổi khí hậu và bảo đảm cân bằng hệ sinh thái.

Rừng ngập mặn
• 14:37 07/10/2024

Loài tảo biển mới đặc hữu của Việt Nam

Các chuyên gia của Việt Nam và Nga đã phát hiện và mô tả một loài tảo mới thuộc chi Mallomonas, phân ngành Ouradiotae (Chrysophyceae, Synurales) dựa trên các mẫu vật thu thập được từ sáu địa điểm thuộc bốn tỉnh của Việt Nam.

Mallomonas doanii sp. nov.
• 14:37 07/10/2024

Giá tôm size lớn giảm nhẹ trong thời gian vừa qua

Trong thời gian gần đây, giá tôm nguyên liệu, cụ thể là tôm size giảm nhẹ tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, khiến nhiều bà con gặp khó khăn. Đặc biệt, đối với những hộ nuôi đầu tư mạnh cho trang thiết bị, công nghệ phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ.

Tôm thẻ
• 14:37 07/10/2024

Thời gian tôm đào thải hết kháng sinh

Một câu hỏi thường gặp của người nuôi tôm là: “Tôm mất bao lâu để đào thải hết kháng sinh sau khi ngưng sử dụng?”. Hiểu rõ về thời gian đào thải kháng sinh sẽ giúp người nuôi đưa ra kế hoạch nuôi phù hợp và đảm bảo tôm sạch kháng sinh trước khi xuất bán.

Tôm thẻ
• 14:37 07/10/2024

Xuất khẩu 9 tháng tăng 8,5% và tín hiệu sản phẩm chế biến

Tháng 9 gặp bão lụt lớn nhưng xuất khẩu thủy sản vẫn giữ được đà tăng trưởng để kim ngạch 9 tháng đầu năm 2024 tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, rõ thêm tín hiệu tốt từ sản phẩm chế biến.

Tôm thẻ
• 14:37 07/10/2024
Some text some message..