Chỉ trong tháng này, chương trình đã thu hút được sự quan tâm từ 25 quốc gia khác nhau, trong đó có 11 công ty được chọn để tham gia vào chương trình này với các nội dung tham gia bao gồm là các đề án nghiên cứu, dự án khởi nghiệp, các tổ chức phi lợi nhuận và các công ty đã thành lập.
Trong số 11 công ty được lựa chọn thì có 7 công ty là ở Singapore, các công ty còn lại là ở Việt Nam, Malaysia, Indonesia và 1 công ty liên doanh giữa ở Úc và Philippines. Với sự tham gia đa dạng về các lĩnh vực như: Thức ăn, hệ thống về dây truyền sản xuất, ứng dụng vi sinh để tăng chuỗi thức ăn cho vật nuôi, cho đến nền tảng quảng lý trang trại thông qua điện thoại và điều khiển bằng các thiết bị từ xa.
Wayne Murphy người đồng sáng lập và cũng là đối tác của chương trình cho biết: Chúng tôi vô cùng hài lòng về chất lượng của các công ty đăng kí tham gia, về lĩnh vực hoạt động phát triển đặc biệt là các hoạt động phát triển về công nghệ. Chương trình chỉ chú trọng vào các ý tưởng trong lĩnh vực hoạt động và tính khả thi, các công ty được lựa chọn không phân biệt lớn nhỏ, mới thành lập, hay đã hoạt động nhiều năm hoặc một số công ty còn được đầu tư với hàng triệu USD,… Mà chương trình chỉ tập trung vào những công nghệ thực sự có khả thi.
Chương trình đổi mới trong nuôi trồng thủy sản tại Singapore.
“Ngay từ khi bắt đâu, chương trình đã nhận được sự quan tâm đông đảo và hợp tác tham gia từ nhiều công ty. Đây không chỉ là cơ hội cho Singapore tập trung nhiều công nghệ mới mà nó còn giúp các quốc gia cùng nhau phát triển cho nền tảng công nghệ của mình” Dylan Howell một nhà phân tích dòng giao dịch cho biết.
Sau đây là danh sách các công ty được chọn lọc để tham gia dự án:
Tép Bạc - Khởi đầu là một trang web thông tin dành cho nông dân tại Việt Nam và từ đó đã đa dạng hóa. Tép Bạc hiện cung cấp một nền tảng các giải pháp IoT phần mềm và phần cứng nhằm mục đích làm cho việc nuôi trồng thủy sản dễ dàng hơn, lợi nhuận hơn và minh bạch hơn.
Công ty Fish Fat IBB - Sử dụng kỹ thuật nuôi cấy tế bào, nhóm nghiên cứu A * Star (Cơ quan Khoa học, Công nghệ và Nghiên cứu) có mục tiêu sẽ sản xuất các chất béo lành mạnh đến từ các loài thủy sản phù hợp vào nhu cầu của người tiêu dùng, chúng sẽ được bổ sung vào thức ăn nhằm cải thiện hương vị, kết cấu và giá trị dinh dưỡng.
Công ty TeOra – Chuyên sản xuất các peptide độc quyền để kích thích hệ miễn dịch và ngăn ngừa bệnh tật. TeOra là một công ty khởi nghiệp với mục tiêu tạo ra các sản phẩm nhằm chống được virus gây bệnh đốm trắng (WSSV) trên tôm.
Công ty Protega – Sản phẩm được tạo ra từ ứng dụng côn trùng vào việc chuyển đổi hóa thức ăn cho vật nuôi có giá trị thấp và các chất thải thực phẩm thành protein. Hiện những cơ sở thí điểm công nghệ của Protega đã được đưa vào hoạt động từ tháng 12 năm 2020 và công nghệ sẽ sẳn sàng tung ra thị trường vào quý 4 năm 2021. Cùng với đó, nhóm R&D của Protega cũng phát triển phương pháp sản xuất mới, nhằm tạo ra thành phần thức ăn giúp tiết kiệm được lượng thức ăn, chi phí, đồng thời làm tặng lượng thức ăn ăn vào và cải thiện khả năng kháng bệnh, khả năng sống sốt khi tôm bị cảm nhiễm do bệnh gây ra.
Công ty Minapoli – Là một nền tảng B2B được thành lập vào năm 2017, nhằm mục đích hợp lý hóa chuỗi cung ứng kinh doanh nuôi trồng thủy sản ở Indonesia bằng cách cung cấp nhu cầu hằng ngày về nuôi trồng thủy sản chất lượng cao thông qua nền tảng web trực tuyến tích hợp.
Công ty Luminis Water Technologies – Công ty với đầy đủ các dịch vụ lấy mẫu và phân tích nước độc quyền, chẩn đoán phân tử, ID mầm bệnh nhanh gây tại trang trại và phân tích hệ vi sinh vật AI tiên tiến.
Công ty Universal Aquaculture – Là một trong những công ty có trang trại nuôi tôm thương phẩm với mật độ siêu thâm canh lớn nhất ở Singapore, với mục tiêu thu hoạch vụ mùa đầu tiên trong tháng này và bắt đầu xây dựng trang trại thứ hai vào năm 2022.
Tập đoàn Agrata - Phát triển hoạt động sản xuất cua biển liên hợp (Scylla serrata) ở Đông Nam Á. Công ty nói rằng: Trại giống RAS của họ sẽ cung cấp nguồn cua đáng tin cậy, chấm dứt nhu cầu đánh bắt con non từ tự nhiên và ngăn ngừa thiệt hại do các phương pháp đánh bắt hiện nay.
Công ty RAS Aquatology của Singapore - Phát triển một “hệ thống tuần hoàn sinh học lai”, kết hợp RAS và biofloc để sản xuất cả cua và tôm.
Trung tâm Đổi mới Nuôi trồng Thủy sản của Singapore (Singapore’s Aquaculture Innovation Centre) – Trung tâm phát triển nền tảng vắc xin được đưa vào thông qua việc ăn của các loài thủy sản. Trung tâm sử dụng vi tảo làm phương tiện để cung cấp vắc xin. Đội ngũ nghiên cứu sẽ nhắm vào các bệnh ở cá vây tay, bắt đầu từ bệnh Iridoviral. Nền tảng có thể được điều chỉnh cho nhiều mục tiêu như một loại vắc xin tiểu đơn vị tái tổ hợp được đóng gói trong thức ăn tươi sống có thể ăn được cho động vật.
Doanh nghiệp Coast4C - Thúc đẩy phục hồi đại dương và khí hậu thông qua các hoạt động sản xuất và chế biến rong biển tái sinh trong một chuỗi giá trị toàn diện. Hiện doanh nghiệp có các hoạt động ở Philippines và bao gồm kế hoạch tái sử dụng các lưới đánh cá mà đã qua sử dụng.
References: Rob Fletcher (2021). Singapore aquaculture innovation studio kicks off, The Fishsite, 18 May 2021.