Trả lại tàu vỏ thép: Ngư dân nói gì?

Hai chiếc tàu cá vỏ thép, một của ngư dân Đà Nẵng, một của ngư dân Quảng Ngãi, trả lại cho đơn vị đóng tàu không phải là tàu vỏ thép được vay vốn theo Nghị định 67 của Chính phủ. Ngư dân khẳng định vẫn muốn tiếp tục sử dụng tàu vỏ thép để ra khơi sau khi tàu được điều chỉnh lại thiết kế.

Sang Fish
Tàu Sang Fish 01 của ngư dân Lê Văn Sang. Ảnh: VGP/Thế Phong

PV Báo điện tử Chính phủ thường trú khu vực miền Trung đã tìm hiểu thông tin một số phương tiện truyền thông gần đây nói về việc “ngư dân trả tàu cá” để rõ thực hư.

Sau một thời gian ngắn vươn khơi, chủ tàu Sang Fish 01 (Đà Nẵng) và tàu Hoàng Anh 01 (Quảng Ngãi), hai trong số những tàu cá vỏ thép đầu tiên của cả nước, đã quyết định trả tàu cho đơn vị đóng tàu.

Anh Lê Văn Sang (phường Thuận Phước, Hải Châu, Đà Nẵng), chủ tàu cá vỏ thép Sang Fish 01 công suất 750 CV, cho biết ngày hôm nay (2/4), anh giao lại con tàu này cho đơn vị đóng tàu là Công ty TNHH MTV Đóng tàu Nha Trang (thuộc Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam) sau gần 2 năm hạ thủy.

Theo anh Sang, tàu Hoàng Anh 01 và Sang Fish 01 là hai tàu cá vỏ thép mẫu đầu tiên do Công ty TNHH MTV Đóng tàu Nha Trang đóng và cho ngư dân thuê lại từ 5-7 năm, chứ không phải tàu vỏ thép thuộc Nghị định 67 của Chính phủ như một số phương tiện truyền thông đã nêu.

Các tàu này được bàn giao cho ngư dân từ giữa năm 2014, hành nghề lưới vây kết hợp dịch vụ hậu cần, từng được kỳ vọng sẽ làm chủ biển khơi. Tuy nhiên, sau khi đi vào hoạt động, hai con tàu này nhiều lần gặp sự cố. Riêng tàu Sang Fish 01 ngay trong chuyến khai thác đầu tiên đã gặp sự cố gãy tời khiến đội tàu bị mất một số ngư cụ (lưới).

Sau 10 chuyến biển, tàu Sang Fish 01 đã 4 lần gặp sự cố và hư hỏng (chủ yếu là hỏng tời, máy chính mất tải, tàu lắc mạnh). Trong 6 chuyến còn lại, tàu cho doanh thu 2,2 tỉ đồng, lợi nhuận 800 triệu đồng nhưng chi phí để sửa chữa các hư hỏng lại lên đến 900 triệu đồng.

Anh Sang cho biết nguyên nhân chính dẫn đến các hư hỏng kể trên là do con tàu bị lỗi thiết kế, tàu dùng máy cũ nên máy hoạt động kém hiệu quả. Bên cạnh đó, boong và cabin tàu thiết kế không phù hợp (to hơn so với thân tàu) nên khi gặp sóng gió hơi mạnh là tàu bị rung lắc, không thể đánh bắt được.

Trường hợp tương tự, từ giữa năm 2015, ông Mai Thành Văn (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi), chủ tàu cá Hoàng Anh 01 cũng đã quyết định trả lại tàu cho đơn vị đóng tàu là Công ty TNHH MTV Đóng tàu Nha Trang. Trong 5 chuyến con tàu này ra khơi, có đến 3 chuyến tàu bị hỏng hóc, lúc thì hư tời, khi thì hỏng máy.

“Chúng tôi quyết định bàn giao lại tàu là để đơn vị đóng tàu sửa chữa, điều chỉnh thiết kế cho phù hợp. Cụ thể là cắt bớt cabin, giảm độ cao và làm thêm vai nhằm hạn chế rung lắc, bố trí lại boong tàu, thay máy mới, bổ sung máy dò ngang (máy dò cá), máy làm nước đá, máy phát điện”, anh Sang cho hay.

Ngư dân Lê Văn Sang khẳng định sau khi sửa chữa, điều chỉnh thiết kế hoàn thành, anh muốn tiếp tục sử dụng con tàu vỏ thép này để ra khơi. Bởi thực tế sau 10 chuyến biển, trừ 4 chuyến bị sự cố, 6 chuyến còn lại khá hiệu quả khi cho doanh thu 2,2 tỉ đồng.

“Hành nghề trên tàu vỏ thép cảm thấy an tâm, an toàn, mang được lượng ngư cụ gấp đôi tàu gỗ, lợi nhiên liệu, bảo quản nguyên liệu tốt hơn…”, anh Sang đánh giá.

Bên cạnh đó, việc có thời gian dài trải nghiệm cùng con tàu vỏ thép Sang Fish 01 trên biển đã giúp anh em rút ra được nhiều kinh nghiệm để sẵn sàng tiếp quản những con tàu vỏ thép lớn hơn, được đóng mới theo Nghị định 67 của Chính phủ.

Được biết, hiện anh Lê Văn Sang đang đóng con tàu vỏ thép Sang Fish 05, trị giá 21 tỉ đồng từ nguồn vốn vay lãi suất ưu đãi theo Nghị định 67 của Chính phủ. Con tàu này đang được đóng tại Công ty TNHH MTV Đóng tàu Nha Trang.

Tàu Sang Fish 05 được thiết kế hiện đại và phù hợp hơn với kinh nghiệm của ngư dân. Dự kiến trong tháng 6 tới, tàu Sang Fish 05 sẽ hạ thủy.

VGP, 02/04/2016
Đăng ngày 03/04/2016
Thế Phong
Đánh bắt

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 01:43 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 01:43 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 01:43 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 01:43 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 01:43 26/11/2024
Some text some message..