Trang trại cá hồi trên đỉnh Pù Rinh

Cách trung tâm thị trấn Lang Chánh chừng 15km, vượt những con dốc quanh co uốn lượn, chúng tôi dừng chân tại một ngôi nhà sàn nằm cheo leo bên dốc núi. Xung quanh ngôi nhà, gần chục bể lớn cỡ chừng 100m3 xây xi măng nối tiếp nhau theo kiểu ruộng bậc thang. Đó là trại nuôi cá hồi, cá tầm, cá trắng châu Âu - những loài cá nước lạnh của ông Hà Khắc Sâm, người bỏ phố lên núi quyết tâm làm giàu.

Trang trại cá hồi trên đỉnh Pù Rinh
Bể nuôi cá hồi của ông Hà Khắc Sâm.

Trong chiếc xe bán tải đã cùng ông chinh chiến qua nhiều cung đường, ông Sâm quay sang phía tôi vừa chỉ vào chiếc áo khoác đang được treo ngay ngắn sau ghế lái, nói: “Cô thấy không? Thời tiết ở thị trấn đang nắng nóng thế này mà trong xe tôi lúc nào cũng phải có sẵn áo khoác và mũ cối đấy”. Đường đến trang trại nuôi cá của ông Sâm gắn liền với những khúc quanh co, uốn lượn ngoằn ngoèo. Sau khoảng 20 phút, thì những thắc mắc của tôi về câu nói ban đầu của ông Sâm như được giải đáp. Trang trại nuôi cá của ông nằm lọt thỏm giữa mênh mông núi rừng, không khí trong lành, mát mẻ.

Ông Sâm vừa đưa chúng tôi đi tham quan trang trại nuôi cá vừa kể: Tôi làm nghề xây dựng, chưa từng liên quan đến cá mú hay nông nghiệp. Sau một thời gian theo dõi nhiệt độ và các điều kiện cần thiết khác của mó nước nằm cuối thôn Năng Cát, gần thác Mây của đỉnh núi Pù Rinh, các kỹ sư của Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thanh Hóa đã nhận xét mó nước này có độ cao khoảng 650-700m so với mặt nước biển, quanh năm có nguồn nước trong mát chảy từ trong lòng núi ra, vì vậy có đủ điều kiện phù hợp, có thể nuôi thành công cá hồi, một loại cá có giá trị kinh tế cao. Từ thực tế trên, Sở KH&CN tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng phương án thử nghiệm nuôi cá hồi và giao cho Công ty TNHH Hà Dương của tôi thực hiện. Tuy nhiên, trước khi bắt tay vào thực hiện ý tưởng của mình, tôi đã bỏ ra rất nhiều thời gian đến thăm các trang trại ở vùng Đông và Tây Bắc, là những vùng có cùng điều kiện thời tiết, khí hậu khá tương đồng với Lang Chánh. Năm 2010 tôi chính thức bắt tay vào xây dựng trang trại cá hồi đầu tiên trên đỉnh Pù Rinh.

nuôi cá hồi, trang trại nuôi cá, nuôi cá hồi Thanh hóa, trang trại cá hồi, nuôi cá

Nhớ như in những ngày đầu đặt chân đến nơi này, cảnh vật còn hoang sơ, chỉ có những ngọn núi trơ trọi, vắng bước chân người. Khi ấy ông Sâm đã nghĩ, có vẻ như ở nơi này kiếm miếng ăn qua ngày đã khó, còn làm giàu thì chỉ dành cho những người “khùng” mà ít ai dám nghĩ, dám làm. Bỏ qua mọi suy nghĩ tiêu cực, ông vẫn tất tả bước vào công đoạn đào ao, tìm nguồn dẫn nước suối. Nhìn vào quả đồi đã được san phẳng đi một phần, ông không nghĩ mình lại có thể làm được như ngày hôm nay. Có những ngày, phải đưa từng chút một vật liệu bằng xe u oát mới có thể len vào nơi này. Rồi mở đường, kéo điện tất cả đều phải tự túc rất khó khăn, hơn một năm mọi thứ mới dần ổn định.

Lúc đầu, nhận thấy cá phù hợp với khí hậu và môi trường nước ở đây nên ông đã nuôi với số lượng 6.000 con cá hồi giống. Kinh phí đầu tư xây dựng 3 bể, kéo điện thắp sáng, nhà trông cá, máy bơm... hơn 2,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, vì cá hồi chỉ sống được ở nơi nước lạnh, sạch, lại dễ mắc bệnh nấm. Bên cạnh đó, loài này đòi hỏi 100% nguồn thức ăn chất lượng, thức ăn của cá hồi phải mua từ các nước Pháp và Hà Lan về. Mỗi ngày đêm phải cho cá ăn 4 lần, với thời gian cách đều, lại vận chuyển tốn kém nên để thực hiện ước mơ nuôi cá hồi trên đỉnh Pù Rinh cũng không mấy dễ dàng.

Đầu tư bài bản, chuyên nghiệp ngay từ đầu là thế nhưng những khó khăn khi bắt tay vào một lĩnh vực mới là rất lớn. Ông Sâm cho biết, cá hồi có nguồn gốc từ xứ lạnh, để nuôi thành công ở một nước nhiệt đới như Việt Nam là điều không đơn giản, nếu không nói là cực kỳ khó khăn. Cả nhà ông thay nhau thức đêm canh chừng bể cá trong suốt thời gian dài. Sau 1 năm nuôi thử nghiệm, cá bắt đầu sinh trưởng tốt, gia đình ông bán thu lãi gần 200 triệu đồng. Niềm vui vừa chạm ngõ thì cơn bão lịch sử năm 2012 ập đến, nước lũ từ trên núi đổ xuống, bùn đất tràn vào khiến cá chết sặc khoảng 2 tấn cá thương phẩm, tương đương với giá trị gần cả tỷ đồng. Nhìn cá chết nổi trắng bờ, ông nghĩ mình sạt nghiệp, việc nuôi cá phải bỏ dở. Vớt số cá còn sống sót, ông quyết tâm làm lại từ đầu.

Theo ông Sâm, nuôi cá hồi rủi ro rất cao, không cẩn thận là trắng tay. Các yếu tố quan trọng khi nuôi cá hồi là nước phải lạnh, sạch, lượng oxy cao. Nhiệt độ dưới nước tốt nhất là 12 - 13 độ C, cao nhất là 17 - 18 độ C. Bể càng sâu, độ lạnh càng tốt, cá sinh trưởng mạnh hơn. Cá hồi ít bị dịch bệnh nhưng gặp nước bẩn sẽ chết ngay. Để đảm bảo môi trường nước sạch, mỗi ngày ông cho công nhân thau bể một lần, phải chở hàng tấn xe muối về để tắm phòng bệnh cho cá, hoặc tắm liên tục nếu cá có biểu hiện của dịch bệnh.

Trong quá trình nuôi, cá phát triển được 200 - 300 gram thì tách bể. Mỗi ngày ông cho cá ăn 4 lần, tắm muối và theo dõi nguồn nước, oxy cho sự phát triển của cá. Đây là loài cá nước lạnh nên mùa hè nhiệt độ cao cá dễ chết, do đó phải kiểm tra thường xuyên. Do có nguồn nước sạch, luôn ở nhiệt độ thích hợp và được đầu tư ô bể, cùng các thiết bị chuyên dùng, chăm sóc đúng kỹ thuật nên cá sinh trưởng tốt, mang lại giá trị kinh tế cao. Ông cho biết, điều kiện thuận lợi để nuôi cá hồi, cá tầm thương phẩm ở đây là nguồn nước tự nhiên, dồi dào và đảm bảo chất lượng. Nếu như năm 2010, công ty nuôi cá hồi, xuất bán được gần 5 tấn thì năm 2018 công ty đầu tư nuôi thêm cá trắng châu Âu cùng với cá tầm và cá hồi, xuất bán được hơn 8 tấn, thu về hơn 2,5 tỷ đồng trừ chi phí lãi khoảng 700 triệu đồng.

Ông Sâm ví việc nuôi cá hồi vất vả hơn nuôi con mọn. Loài cá mang danh “quý tộc” này rất đỏng đảnh, chỉ sống ở nước trong sạch, oxy trong nước phải đạt đúng chỉ số cho phép, chỉ cần một trong các yếu tố trên thay đổi, cá sẽ phơi bụng, lập lờ nổi hết. Chưa kể, những rủi ro từ thời tiết như mưa lũ, sạt lở đất có thể đổ ập xuống bất cứ lúc nào... Chính vì điều kiện nuôi ngặt nghèo như thế, ông phải thuê thêm 3 công nhân người bản địa cùng ăn ngủ với cá. Thậm chí, họ không có khái niệm nghỉ ca mà phải chia ca túc trực bên bể cá để sẵn sàng huy động “cứu cá” nếu như không muốn bị mất trắng.

Sau gần 10 năm “ăn ngủ” cùng cá, hiện tại trang trại của ông đã lên tới 9 bể nuôi với hơn 2 vạn cá, bao gồm cá hồi, cá tầm và cá trắng châu Âu, đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Hiện nay giá bán tại trang trại cho 1kg cá hồi là 400 ngàn đồng/1kg, cá tầm 250 ngàn đồng/kg. “Nhìn lại gần 10 năm, tôi vẫn không nghĩ mình có thể có duyên nợ với nghề này lâu bền đến như vậy. Giờ thì ăn cá, ngủ cá, làm gì trong đầu cũng nghĩ tới cá”, ông Sâm chia sẻ.

Đây là nơi có nhiệt độ lạnh nhất và cũng là nơi duy nhất nuôi được cá hồi ở Lang Chánh. Sườn núi có độ dốc cao, nước chảy mạnh và nhiệt độ nước trung bình 15-18°C rất thích hợp để loài cá hồi có nguồn gốc từ xứ lạnh sinh trưởng, phát triển. Cá hồi được nuôi trên đỉnh Pù Rinh có mùi vị rất đặc biệt, không giống bất kỳ nơi nào nên được chọn vào trong thực đơn của các nhà hàng để tiếp đãi du khách gần xa khi đến với Lang Chánh. Mong muốn của ông là người dân được sử dụng sản phẩm sạch, chất lượng. Qua đó, quảng bá, giới thiệu đến bạn bè trong tỉnh về cá hồi, cá tầm mang thương hiệu Lang Chánh.

Báo Thanh Hóa
Đăng ngày 17/04/2019
Vân Anh
Nuôi trồng

Vai trò của PCR trong kiểm tra an toàn sinh học thức ăn thủy sản

Hiện nay, tồn tại nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến việc sử dụng PCR làm tiêu chuẩn vàng để phát hiện mầm bệnh khi áp dụng vào tình trạng an toàn sinh học của thức ăn thủy sản có công thức.

Thức ăn tôm
• 10:10 27/09/2023

Xu hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản

Ngoài việc tập trung nguồn lực với các đối tượng nuôi chủ lực thì hiện nay ngành nuôi trồng thủy sản cũng phát triển đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm khai thác tốt diện tích mặt nước, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân, phù hợp với điều kiện địa phương.

Tôm thẻ
• 10:00 25/09/2023

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 11:03 22/09/2023

Dư lượng kháng sinh tồn tại lớn trong tôm

Sử dụng kháng sinh bừa bãi trong nuôi tôm là tình trạng sử dụng kháng sinh không đúng cách, không đúng chỉ định của bác sĩ thú y, hoặc sử dụng kháng sinh quá liều. Tình trạng này đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe con người, môi trường và ngành nuôi tôm.

Kháng sinh
• 15:23 21/09/2023

Hiệu quả của chế phẩm tự nhiên trong việc chống vi khuẩn gây bệnh cho tôm

Thuốc kháng sinh được sử dụng rộng rãi để chống lại mầm bệnh vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn Vibrio ở tôm. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh có những nhược điểm lớn đó là lượng kháng sinh tồn dư trong thủy sản thành phẩm, tính kháng thuốc giữa các vi khuẩn và mầm bệnh.

Tôm bệnh
• 22:00 28/09/2023

Cá lớn ngày càng nhỏ đi và cá nhỏ ngày càng lớn hơn

Nghiên cứu mới chỉ ra cá lớn đang ngày càng nhỏ hơn và cá bé đang ngày càng lớn hơn. Điều gì sẽ xảy ra?

Cá biển
• 22:00 28/09/2023

Việt Nam: Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc chưa có sự đột phá?

Nhu cầu nhập khẩu thủy sản, đặc biệt là tôm của Trung Quốc đang phục hồi mạnh mẽ sau khi mở cửa vào đầu năm 2023. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam có quyền kỳ vọng nhập khẩu thủy sản tăng trưởng tại thị trường “tỷ dân” này.

Sơ chế tôm
• 22:00 28/09/2023

Nuôi tôm 3 giai đoạn là gì? Những lưu ý cần thiết cho từng giai đoạn

Mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn đã xuất hiện khá lâu trên thế giới, tuy nhiên mô hình này chỉ thực sự phổ biến tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Do đó, vẫn còn nhiều người băn khoăn rốt cuộc nuôi tôm 3 giai đoạn là như thế nào?

Mô hình nuôi tôm
• 22:00 28/09/2023

Nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá đem lại thu nhập bền vững

Bình Định là một tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ có chiều dài bờ biển khoảng 134 km, có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi thủy sản, đặc biệt là nuôi các đối tượng thủy sản lợ mặn.

Nuôi ghép tổng hợp
• 22:00 28/09/2023