Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
Mô hình nuôi hải sâm hiện đang được áp dụng phổ biến. Ảnh: nongnghiep.farmvina.com

Mục tiêu của đề tài nhằm xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát (quy mô 1.000 m2) mang lại lợi ích kinh tế cao cho người dân vùng biển xã Nhơn Hải. Thời gian thực hiện 10 tháng, trong năm 2024.

Hải sâm cát (tên khoa học: Holothuria scabra) là một trong những loài có giá trị kinh tế cao trong các loài hải sâm thương mại thường sống trong đáy cát bùn ở những nơi cửa sông hoặc các đầm phá, vũng vịnh. Từ năm 2008 - 2017, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III được Bộ NN&PTNT giao hoàn thiện quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm hải sâm cát. Đến nay, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III đã hoàn toàn làm chủ công nghệ này. 

Trước tình hình nguồn lợi thủy sản ngày cạn cạn kiệt,  ngư dân xã Nhơn Hải đa phần tàu nhỏ, không thể đi xa để đánh bắt hải sản. Diện tích đất nông nghiệp tại xã nhỏ, khó khăn trong chuyển đổi đa dạng các ngành nghề tạo sinh kế cho người dân. Với tổng chiều dài bờ biển khoảng 15 km, có nhiều đảo nhỏ, các bãi đá, bãi rạn san hô và thảm thực vật ngầm, có các bãi đẻ của rùa biển,...là môi trường rất thuận lợi cho các loài sinh vật biển phát triển phong phú và đa dạng tạo điều kiện để người dân phát triển các nghề khai thác, nuôi trồng thủy sản. Vì vậy, mô hình nuôi thương thẩm hải sâm cát (Holothuria scabra) tại xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn là cơ hội để cộng đồng, người dân xã Nhơn Hải phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. 

Nuôi hải sâmHTX Dịch Vụ Du Lịch Thủy Sản Nhơn Hải thăm quan và học tập mô hình nuôi hải sâm cát  tại Trung tâm Quốc gia giống hải sản miền trung. Ảnh: HTX 

Ông Lê Minh Tuấn, thành viên HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải, chủ nhiệm đề tài cho biết hải sâm là loài động vật không xương sống ở vùng biển, được ví như “nhân sâm” của biển bởi có nhiều công năng quý như bổ thận, tráng dương, ích tinh, giảm ho, tiêu độc, dưỡng huyết…Với nhiều ưu điểm như thân thiện với môi trường, ít dịch bệnh, giá trị cao, hải sâm là đối tượng nuôi trồng có nhiều tiềm năng phát triển tại vùng biển Nam Trung bộ. Thức ăn nuôi hải sâm không tốn kém bởi chúng ăn thức ăn dư thừa hoặc các chất thải của các đối tượng nuôi khác. Việc nuôi hải sâm góp phần làm sạch môi trường biển tạo môi trường tốt để hệ sinh thái san hô phát triển. 

Hiện HTX đã lấy 70 con giống hải sâm cát (Holothuria scabra)  ở Trung tâm Quốc gia giống hải sản miền trung ( Khánh Hòa) về thả nuôi lồng đợt đầu để đánh giá thích nghi tại xã Nhơn Hải. Song song với việc đó UBND xã Nhơn Hải đã có tờ trình gửi UBND TP Quy Nhơn và Ban Quản lý Khu Kinh tế Nhơn Hội về việc xin tạm giao mặt nước để thực hiện nhiệm vụ ứng dụng Khoa học kỹ thuật tại địa phương. 

Đăng ngày 24/04/2024
Ái Trinh @ai-trinh
Nuôi trồng

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 10:06 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:41 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 10:26 28/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 10:26 28/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 10:26 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 10:26 28/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 10:26 28/11/2024
Some text some message..