Triển vọng nghề nuôi ốc hương thương phẩm trong ao

Hiện nay, vùng ven biển của các tỉnh trong nước có rất nhiều tiềm năng để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, cùng với các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, cá,…

Ốc hương
Ốc hương thương phẩm. Ảnh: NTN

Kế đó, ốc hương là một đối tượng nuôi mới, mở ra một hướng sản xuất đầy triển vọng trong nuôi trồng thủy sản tạo ra giá trị kinh tế gia tăng, nâng cao thu nhập cho người dân.

Điều kiện vùng nuôi

- Ao nuôi ở vùng quy hoạch hoặc được chấp thuận của cơ quan thẩm quyền.

- Vùng nước trong sạch, chất đáy cát hoặc cát san hô, ít bùn, độ mặn ổn định 25 – 35‰.

- Nguồn nước không bị ảnh hưởng bởi nước ngọt do tác động của nước sông vào mùa mưa. 

- Nếu trong ao có đăng chắn thì đăng phải làm chắc chắn, có lưới bảo vệ bên ngoài không cho cá dữ, cua ghẹ lọt vào ăn ốc. Đăng nuôi phải chôn sâu xuống dưới cát ít nhất 10 cm để tránh ốc chui ra ngoài, độ cao lưới cắm đăng phải vượt qua mức nước triều cao nhất 1 m.

Chọn và thả giống

Chọn giống

- Chọn những con giống không có dấu hiệu bị bệnh như: Sưng vòi, mòn vỏ và đỉnh vỏ,…

- Ốc có màu sắc tươi sáng, vân trên vỏ rõ ràng, vỏ cứng và đỉnh vỏ không bể. 

- Ốc khỏe mạnh, trạng thái hoạt động bình thường: bò lên nhanh khi cho ăn và vùi xuống cát khi ăn xong, khi mới bắt lên toàn bộ ốc phải khép vỏ. 

- Kích cỡ giống: tối thiểu đạt 8.000 - 10.000 con/kg trở lên.

Thả giống

- Giống thường được vận chuyển bằng phương pháp đóng kín (túi nilon bơm oxy cỡ 0,5 × 0,2m), bỏ trong thùng xốp.

 - Trong quá trình vận chuyển giữ nhiệt độ 25 – 26oC, thường 2 – 4 vạn trong 1 túi.

- Trước khi thả, đổ giống ra thau sau đó cho nước từ từ vào thau để ốc thích nghi dần với môi trường mới, khoảng 20 – 30 phút sau đó thả ốc. 

- Sau khi thả ốc khoảng 2 – 3 giờ tiến hành kiểm tra, thấy ốc vùi mình hết 70% là được.

- Mật độ thả 500 con/m2.

Cho ăn và chăm sóc

Cho ăn

- Thức ăn dùng nuôi ốc là: Cá, cua, ghẹ, trai nước ngọt, don, sút, … 

- Cho ăn mỗi ngày 1 lần vào lúc chiều tối, thức ăn phải tươi, không ương thối. Cá không quá nhỏ, để nguyên con thả vào con ăn; trai, sút, sò, hàu, … đập vỡ vỏ; cua, ghẹ lột mai, đập bể càng trước khi cho ăn.

- Lượng cho ăn hàng ngày bằng 5 – 10% trọng lượng ốc nuôi có trong ao.

Chăm sóc

- Theo dõi lượng thức ăn hàng ngày, tránh lãng phí và ô nhiễm môi trường do thức ăn thừa gây ra. Vớt toàn bộ thức ăn thừa, xương, đầu cá, vỏ sò, … ra khỏi ao.

- Trong quá trình nuôi thường xuyên kiểm tra lưới, phát hiện kịp thời thiên địch và làm vệ sinh lưới để nước lưu thông.

- Trường hợp nuôi lâu đáy quá bẩn, có mùi hôi, ốc không ăn và yếu dần, cần vệ sinh đáy ao thường xuyên.

Phòng bệnh

- Bệnh chết hàng loạt là hiện tượng xảy ra phổ biến ở các trại sản xuất giống và nuôi thương phẩm. Ốc bò lên bề mặt nền đáy, bỏ ăn và chết nhanh sau 1 đến 2 ngày, dấu hiệu kèm theo là vòi lấy thức ăn của ốc lòi ra, sưng tấy. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng hợp các tác nhân gồm vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng phát triển trong điều kiện môi trường nước bị ô nhiễm. Hiện nay chưa có biện pháp trị bệnh hiệu quả do chưa xác định tác nhân chính. 

- Để hạn chế bệnh này, trước hết phải quản lý môi trường nuôi sạch sẽ, chú trọng nguồn giống và chất lượng giống nuôi. Ngoài ra nên bổ sung một số loại vitamin như C, B1, … vào trong thức ăn để ốc sinh trưởng nhanh, kháng bệnh tốt.

Thu hoạch

- Tùy điều kiện môi trường nuôi và quá trình chăm sóc, sau khoảng 6 tháng thì thu hoạch thương phẩm. 

- Khi ốc đạt kích cỡ 90 – 150 con/kg thì tiến hành thu hoạch. Ốc sau khi thu hoạch cần nhốt trong giai (lồng treo) hoặc bể 1 – 2 ngày để làm sạch bùn đất và trắng vỏ trước khi bán ra thị trường.

Đăng ngày 18/09/2023
NTN @ntn
Kỹ thuật

Một số biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho tôm hùm

Nuôi tôm hùm bằng lồng trên biển là hình thức nuôi trong một hệ sinh thái hở nên việc phòng bệnh gặp nhiều khó khăn.

Tôm hùm bông
• 15:21 15/09/2023

Một số lưu ý trong nuôi thương phẩm cá chua tại Bình Định

Tại Bình Định, cá chua được nuôi nhiều ở các khu vực quanh đầm Đề Gi của 2 huyện Phù Mỹ và Phù Cát.

Cá chua
• 11:16 08/09/2023

Nuôi cá chình trong ao đất mang lại hiệu quả kinh tế cao

Tại Bình Định, cá chình chủ yếu phân bố trên đầm Trà Ổ, hầu hết nguồn con giống cung cấp cho nuôi thương phẩm trong và ngoài tỉnh đều được khai thác tự nhiên trên đầm này.

Cá chình
• 10:58 07/09/2023

Cá căng một đối tượng nuôi mới

Cá căng hay còn gọi là cá ong căng có tên khoa học là Terapon jarbua, đây là một loài cá có giá trị kinh tế, tuy nhiên nguồn giống ngoài tự nhiên ngày càng khan hiếm do hoạt động khai thác quá mức.

Cá căng
• 09:41 30/08/2023

Cấu trúc ống tiêu hóa ảnh hưởng đến đặc tính ăn của cá thát lát còm

Trong quá trình sản xuất giống các loài thủy sản, xác định tính ăn của cá bột là có ý nghĩa quyết định sự thành công của quá trình sản xuất. Có rất nhiều nghiên cứu về tính ăn của cá bột cũng như sự phát triển của ống tiêu hóa để chọn lựa loại thức ăn thích hợp ương cá.

Cá thát lát còm
• 14:18 23/09/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 14:18 23/09/2023

Một số mầm bệnh phổ biến trên lươn đồng

Lươn đồng là đối tượng nuôi có nhiều tiềm năng do thịt lươn có nhiều dinh dưỡng, thời gian nuôi ngắn, chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, giá cả ổn định đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cải thiện đời sống cho người dân.

Lươn
• 14:18 23/09/2023

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 14:18 23/09/2023

Dư lượng kháng sinh tồn tại lớn trong tôm

Sử dụng kháng sinh bừa bãi trong nuôi tôm là tình trạng sử dụng kháng sinh không đúng cách, không đúng chỉ định của bác sĩ thú y, hoặc sử dụng kháng sinh quá liều. Tình trạng này đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe con người, môi trường và ngành nuôi tôm.

Kháng sinh
• 14:18 23/09/2023