Triển vọng từ nuôi cá linh non, cá chạch lấu

Những năm qua, huyện Cao Lãnh luôn nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ đây, xuất hiện những mô hình hiệu quả góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

nuôi cá chạch lấu
Ông Đinh Văn Trưng chăm sóc ao nuôi cá chạch lấu.

Để phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao, cùng với việc tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho các hộ dân về quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc các mô hình cây trồng, vật nuôi mới, huyện Cao Lãnh chỉ đạo các xã, thị trấn tập trung thực hiện tốt công tác chuyển đổi ruộng đất, bố trí lại vùng sản xuất gắn với hạ tầng giao thông.

Được xem là một trong những mô hình sản xuất nông nghiệp mới được triển khai, hộ nuôi cá chạch lấu, cá heo của gia đình ông Đinh Văn Trưng thuộc ấp Bình Dân, xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh đã tạo hiệu ứng tốt trong việc nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

Theo ông Trưng, những năm gần đây, việc nuôi tôm càng xanh không mang lại hiệu quả như trước nên từ năm 2019, ông tự học hỏi nhiều mô hình, trong đó cá chạch lấu là loại thủy sản nước ngọt có thể mang đến giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, thời gian qua, thị trường cung ứng loại đặc sản này rất khan hiếm. Sau thời gian tham khảo, nghiên cứu mô hình ở tỉnh Hậu Giang, ông Trưng về địa phương tận dụng diện tích mặt nước khoảng 12.000m2để cải tạo và thả nuôi cá chạch lấu thương phẩm. Ngoài ra, nguồn thức ăn dư thừa từ cá chạch lấu, bên ngoài lồng nuôi, ông còn thả nuôi thêm cá heo.

Thời gian đầu, việc nuôi cá chạch lấu gặp khó khăn do thiếu kinh nghiệm, nhưng bằng ý chí và quyết tâm làm giàu, ông Đinh Văn Trưng vượt qua mọi trở ngại để đạt kết quả như mong đợi. Ông Trưng cho biết: “Cá chạch lấu thương phẩm thả nuôi khoảng hơn 8 tháng đạt trọng lượng từ 250gram - 500gram/con là thu hoạch.

Qua quá trình nuôi cho thấy, cá chạch lấu cũng là loại dễ nuôi, có khả năng sống trong môi trường nước ngọt và đem lại lợi nhuận cao hơn so với một số loại cá nước ngọt khác. Ngoài ra, người nuôi cũng phải chú trọng ao nuôi vì nguồn nước sạch là yếu tố quyết định rất lớn, theo đó phải theo dõi ao nuôi hàng ngày để đánh giá chất lượng nước, đảm bảo môi trường nuôi lý tưởng nhất cho cá sinh trưởng và phát triển. Người nuôi phải đảm bảo môi trường nuôi sạch, bổ sung định kỳ Vitamin C và men tiêu hóa. Màu nước đẹp nhất để nuôi cá chạch lấu phải đạt chỉ tiêu là pH từ 7,5 0 8,5 độ; độ trong lắng nhìn khoảng 30 - 40cm; DO lớn hơn 5mg/l. Do đó, đòi hỏi người nuôi phải kiểm tra ao nuôi thường xuyên để khi có dấu hiệu bất thường phải tiến hành xử lý”.

Theo ông Trưng, đến nay, ao nuôi cá chạch lấu của gia đình ông đã đến kỳ thu hoạch, dự kiến sẽ cung ứng khoảng 1 - 1,5 tấn cá chạch lấu và 500kg cá heo. Với giá bán hiện nay cá chạch lấu là 300 ngàn đồng/kg, cá heo 350 ngàn đồng/kg, ông lãi khá, gấp 3 lần so với nuôi tôm càng xanh như trước kia.

Cũng là mô hình được đánh giá có triển vọng, hộ nuôi Trần Văn Phương thuộc ấp Hòa Dân, xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh đã bước đầu thành công với việc lai tạo và nhân giống nuôi con cá linh non.

Từ lâu, ông Trần Văn Phương có thâm niên gần 20 năm nuôi cá tra giống. Tuy nhiên, thời gian qua, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19 cùng với sự cạnh tranh của cá tra thương phẩm khiến cá tra giống bị ảnh hưởng nhiều. Có lúc, ông Phương phải nghĩ đến việc tìm những giống vật nuôi khác để thay thế cho cá tra giống. Trong một lần tình cờ, ông Phương thấy có nhiều con cá linh sống lẫn trong khu vực ao của mình. Sau khi bắt lên, những con cá linh này mập ú, bụng căng đầy trứng. Với kinh nghiệm ương cá giống của mình, ông Phương đã quyết định nhân giống cá linh nuôi thử. Sau thời gian nghiên cứu và thử nghiệm, ông Phương quyết định sử dụng hơn 10.0002 mặt nước để nuôi cá linh non.


Mô hình nuôi cá linh non của hộ ông Trần Văn Phương.

Theo ông Phương, những năm trước, cá linh non là đặc sản được săn đón hàng đầu trong mùa lũ. Tuy là món quà trời cho, nhưng từ vài năm trở lại đây, nguồn cá linh dần cạn kiệt, khiến cho giá cá tăng lên, nhất là thời điểm đầu mùa. Còn cá linh nghịch mùa thì lại trở thành đặc sản quý hiếm, có tiền cũng chưa chắc tìm mua được. Cá linh rất dễ nuôi, dễ cho ăn. Nếu cá linh sống ngoài tự nhiên phải cần rất nhiều oxy, nơi có dòng nước chảy mới có thể tồn tại. Còn cá linh của ông Phương nuôi trong ao do thích nghi với môi trường này từ nhỏ nên không cần cung cấp nhiều oxy, không có dòng nước chảy cá vẫn sống tốt và phát triển nhanh.

Nuôi cá linh quan trọng nhất là xử lý ao và đảm bảo nguồn nước thật sạch. Ban đầu, thả cá bột vào trong vèo lưới để tiện chăm sóc, thức ăn cho cá linh chủ yếu là tảo. Theo đó, cá linh từ ngày đẻ tới 1 tháng mới lớn đạt khoảng 1.000 con/kg. Mỗi ao nuôi, ông Phương thu hoạch hơn 500kg cá linh non. Hiện tại, do chỉ là thời điểm nuôi thử nghiệm nên đầu ra chủ yếu là các thương lái thu mua cá với giá bán 150 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, ông Phương còn thu lời khoảng 100 triệu đồng.

Ông Phương cho biết: “Tôi đang tiếp tục nghiên cứu về thức ăn, về con giống và kỹ thuật xử lý ao hồ để con cá linh có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Cùng với đó, tìm kiếm thêm các đầu mối để tạo đầu ra ổn định cho loại sản vật này”.

Ông Huỳnh Thanh Sơn - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cao Lãnh đánh giá: “Các mô hình sản xuất nông nghiệp với nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới, cách thức tổ chức sản xuất mới đang chứng minh hiệu quả và cho thấy sự triển vọng. Trong đó, những mô hình nuôi cá chạch lấu, cá heo, cá linh non... đã tạo ra làn gió mới trong việc tìm ra những đột phá trong sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững. Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục theo dõi và có hướng hỗ trợ các mô hình nông nghiệp này để chọn ra những mô hình hay, cách làm mới nhằm nhân rộng, đưa vào sản xuất đại trà nhằm góp phần nâng cao đời sống cho người dân”.

Báo Đồng Tháp
Đăng ngày 08/10/2020
Khánh Phan
Nuôi trồng

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Người nuôi gặp khó khăn với tôm giống kém chất lượng

Một yếu tố quan trọng giúp một vụ nuôi thành công chính là chất lượng nguồn tôm giống. Với thực trạng hiện nay, người dân luôn gặp phải các nguồn tôm giống kém chất lượng, việc này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến năng suất vụ nuôi.

Tôm thẻ
• 17:38 22/03/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 16:44 28/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 16:44 28/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 16:44 28/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 16:44 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 16:44 28/03/2024