Trở thành tỷ phú từ nuôi cá sấu

Trở thành tỷ phú ở vùng quê còn nhiều khó khăn như xã Tân Phú, huyện Thới Bình (tỉnh Cà Mau) tưởng như là điều không thể với bất cứ ai nhưng bằng nghị lực vươn lên, tinh thần dám nghĩ, dám làm cùng ý chí mày mò tự học không ngừng đã giúp anh Bùi Văn Út biến điều tưởng chừng như không thể thành có thể. Giờ đây có lẽ tên thật của anh cũng ít người biết một cách chính xác, nhưng nhắc đến tên "Út cá sấu" thì không chỉ người dân địa phương mà người dân những nơi khác trong và ngoài tỉnh đều có thể biết.

cá sấu
Ảnh minh họa. (Nguồn: khuyennongvn.gov.vn)

Trước năm 2000, anh Bùi Văn Út có gần 3 ha đất sản xuất độc canh một vụ lúa, ngày mùa thì làm việc đồng áng, còn lại chăm bón đất rau mùa. Những lúc rảnh anh nghe đài giới thiệu về những sáng kiến, kinh nghiệm trong sản xuất. Trong đó, anh Bùi Văn Út đặc biệt chú ý mô hình trang trại nuôi cá sấu thương phẩm có hiệu quả kinh tế cao ở quận 12, Tp. Hồ Chí Minh. Mang theo sự tò mò, anh lặn lội đến trang trại trên để học hỏi về cách nuôi cá sấu và nhận thấy đây là mô hình có thể mang lại hiểu quả cao.

Ban đầu, anh mang 9 con cá sấu con về quê nuôi thử và anh đã vấp phải sự không đồng tình của người dân địa phương bởi từ trước đến nay chưa ai nuôi loài cá dữ này. Nhưng anh vẫn âm thầm học tập kỹ thuật, xây hồ kiên cố ngay phía sau nhà để thả cá nuôi. Sau hơn 16 tháng nuôi, cá được hơn 40 kg, thương lái đến tận nhà mua với giá gần 300.000 đồng/kg. Được đà thắng lợi, anh liền tăng đàn cho lứa thứ hai với 40 con, lứa thứ ba lên đến 80 con, rồi dần lên tới 1.200 con cá sấu thương phẩm.

Năm 2006, cá sấu thương phẩm giảm giá thê thảm xuống còn khoảng 70.000 đồng/kg. Rớt giá, cùng với cá ngày một lớn thì nguồn thức ăn cũng lớn dần, mỗi lần cho ăn như vậy thường tiêu tốn gần 1 tấn thức ăn, với giá trung bình khoảng 10.000 đồng/kg thức ăn. Anh định "giải tán" đàn cá, nhưng suy nghĩ cá sấu rớt giá chỉ là nhất thời do thị trường nên tiếp tục nuôi cầm chừng chờ giá.

Nhìn đàn cá hiện đã quá lớn, nếu có bán thì cũng không được giá cao nên anh quyết định dùng đàn cá hiện có chuyển sang thử nghiệm làm cá bố, mẹ cho sinh sản cá con. Một lần nữa anh lên Tp. Hồ Chí Minh để học kỹ thuật nuôi cá đẻ. Lý thuyết thì đã nắm vững nhưng đưa vào thử nghiệm lứa đầu tiên tỷ lệ đạt chỉ có 30%. Không bỏ cuộc, anh nhiều lần lặn lội sang tận Campuchia học kỹ thuật ấp trứng. Những vụ cá tiếp theo nhờ áp dụng đúng kỹ thuật thì tỷ lệ đạt trứng đã tăng dần từ hơn 70% đến nay đã đạt gần 90%. Với 300 con cá sấu bố mẹ, giờ đây, mỗi năm trại cá của anh cho xuất bán ra thị trường hơn 5.000 cá sấu con và năm sau đều tăng cao hơn so với năm trước. Với giá trung bình hơn 600.000 đồng/con cá sấu con, mỗi năm gia đình anh thu nhập trên 2 tỷ đồng.

Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở địa phương nhận thấy nuôi cá sấu ở nơi đây có nhiều lợi thế vì có thể tận dụng thức ăn có sẵn trong vuông tôm, ít tốn công chăm sóc vì cá sấu là loại rất ít bệnh. Đặc biệt là thấy được hiệu quả kinh tế cao khi giá cá sấu thương phẩm đã tăng trở lại nên nhiều người đầu xây chuồng để nuôi cá sấu. Và anh Út chính là người đứng ra hướng dẫn bà con từ cách làm chuồng trại đến áp dụng kỹ thuật nuôi khi người dân đến mua cá giống của anh. Tiếng lành đồn xa, không chỉ người dân trong vùng tìm đến mua cá giống mà ngay cả những người từ những tỉnh khác như Bạc Liêu, Kiên Giang cũng tìm đến anh để nhờ hướng dẫn cũng như mua con giống về nuôi. Cá con do anh sản xuất ra có đặc điểm mạnh hơn cá ở vùng khác vì đã thích nghi được với nguồn nước và khí hậu tại chỗ nên tỷ lệ sống cao.

Anh Nguyễn Thanh Nguyên, ngụ huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang cho biết: “Tôi đang tính đầu tư xây chuồng trại nuôi khoảng 300 con cá sấu giống. Nhưng trước khi đến đây, tôi đã tìm hiểu ở nhiều nơi vẫn chưa tìm được nguồn cung ưng ý. Bởi cá sấu giống chất lượng chiếm hơn 50% khả năng thành công, tôi đã nhờ anh Út tư vấn cho tôi cách làm chuồng trại, bởi tôi đã rất yên tâm khi thấy mô hình của anh”.

Biết “đi tắt, đón đầu” và niềm đam mê học hỏi đã giúp anh Bùi Văn Út trở thành tỷ phú giữa vùng sâu của huyện Thới Bình ở tuổi 44. Không chịu dừng lại ở đó, anh Út còn giúp nhiều hộ dân khác trong vùng nguồn vốn để đầu tư vào nuôi cá sấu, cải thiện thu nhập. Hiện có gần 15 hộ được anh giúp vốn với số tiền gần 400 triệu đồng đến khi cá bán được sẽ hoàn tiền lại cho anh để giúp những hộ khác.

Ông Nguyễn Hoàng Phong, Phó trưởng ban nhân dân ấp Kênh 5B, xã Tân Phú cho biết, là một người đảng viên, anh Út không chỉ đi đầu trong các phong trào xây dựng kinh tế địa phương mà còn là người năng nổ trong các phong trào xây dựng đời sống, văn hóa của ấp. Trang trại cá của anh đã giải quyết việc làm cho những người nhàn rỗi địa phương có thêm thu nhập bằng cách đi mua, bán lại hoặc tự kiếm nguồn cá làm thức ăn rồi đem bán cho đàn cá sấu của anh.

Hiện trên địa bàn xã Tân Phú phong trào nuôi cá sấu đang phát triển rất mạnh với hơn 160 hộ dân nuôi trên 25.000 con cá sấu, đa phần trong đó đều ít nhiều đến học tập, tham quan từ mô hình của anh Út. Bài toán phát triển kinh tế của địa phương cũng vì thế mà được mở ra nhiều hướng mới hơn, không còn bó hẹp bởi cây lúa, con tôm. Với tinh thần lao động cần cù, sáng tạo và hiệu quả, ông Bùi Văn Út được đề nghị tuyên dương danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 2015./.

TTXVN/CPV, 24/08/2015
Đăng ngày 27/08/2015
Huỳnh Thế Anh
Nuôi trồng

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Ảnh hưởng tiêu cực từ nước xả thải ao tôm

Việc quản lý và xử lý chất thải, xử lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản cũng cần được chú trọng. Các vật tư hóa chất, chế phẩm sinh học được sử dụng trong các mô hình canh tác ở các vùng kinh tế đáp ứng tiêu chuẩn môi trường và hạn chế dịch bệnh nuôi trồng thủy sản lây nhiễm để phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản.

Nước ao tôm
• 08:00 02/05/2024

Quản lý tốt ao nuôi khi có mưa bất ngờ vào mùa nắng

Giai đoạn giao mùa nắng và mưa, sẽ xuất hiện những cơn mưa đầu mùa bất thường đang gây ra sự biến đổi đột ngột trong môi trường ao nuôi tôm. Sau cơn mưa đó là nắng nóng gay gắt, làm giảm sức đề kháng của tôm và tăng nguy cơ bùng phát bệnh.

Ao nuôi
• 08:00 02/05/2024

Hiểu rõ lợi ích của Edta trong nuôi tôm

Khi thảo luận về việc hiểu rõ lợi ích của Edta trong nuôi tôm, không thể phủ nhận vai trò quan trọng mà chất này mang lại trong quá trình chăm sóc và duy trì môi trường sống cho tôm.

Ao tôm
• 08:00 01/05/2024

Chủ động bảo vệ thủy sản nuôi trong mùa nắng nóng

Nhiệt độ nước là một trong những thông số quan trọng trong quản lý chất lượng môi trường nuôi, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của động vật thủy sản. Hiện nay, trên địa bàn các tỉnh miền Trung, thời tiết nắng nóng kéo dàu, nhiệt độ phổ biến 37 – 39 độ C, có nơi trên 40 độ C.

Ao tôm
• 08:00 30/04/2024

Xem giá thủy sản ở đâu trên ứng dụng Farmext ?

Farmext tự hào là ứng dụng cung cấp giá thủy sản nhanh chóng và chính xác hàng đầu hiện nay, được tin dùng bởi đông đảo người nuôi trồng và kinh doanh thủy sản tại Việt Nam. Để bà con có thể dễ dàng xem giá thủy sản tại ứng dụng, chúng tôi xin được trình bày từng bước trong nội dung bài biết dưới đây.

Giá thủy sản
• 00:37 03/05/2024

Sò tai tượng: Kho báu nơi đại dương

Sò tai tượng được biết đến là động vật thân mềm có kích thước lớn nhất. Không chỉ có kích thước khủng, chúng còn mang lại rất nhiều giá trị về kinh tế và thẩm mỹ.

Sò tai tượng
• 00:37 03/05/2024

Tăng cường an ninh lượng thực toàn cầu bằng chỉnh sửa gen

Chỉnh sửa bộ gen đối tượng thủy sản đã được các nhà khoa trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản quan tâm và công nghệ này là tiềm năng to lớn để nâng cao khả năng quản lý môi trường, năng suất và khả năng kháng bệnh của ngành.

Biến đổi gen
• 00:37 03/05/2024

Quản lý tốt ao nuôi khi có mưa bất ngờ vào mùa nắng

Giai đoạn giao mùa nắng và mưa, sẽ xuất hiện những cơn mưa đầu mùa bất thường đang gây ra sự biến đổi đột ngột trong môi trường ao nuôi tôm. Sau cơn mưa đó là nắng nóng gay gắt, làm giảm sức đề kháng của tôm và tăng nguy cơ bùng phát bệnh.

Ao nuôi
• 00:37 03/05/2024

Ảnh hưởng tiêu cực từ nước xả thải ao tôm

Việc quản lý và xử lý chất thải, xử lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản cũng cần được chú trọng. Các vật tư hóa chất, chế phẩm sinh học được sử dụng trong các mô hình canh tác ở các vùng kinh tế đáp ứng tiêu chuẩn môi trường và hạn chế dịch bệnh nuôi trồng thủy sản lây nhiễm để phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản.

Nước ao tôm
• 00:37 03/05/2024