Trộm tôm công nghiệp: Nhiều thủ đoạn tinh vi

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Đầm Dơi đang hoàn tất các thủ tục đề nghị xử lý 18 đối tượng về hành vi trộm cắp tài sản.

trộm tôm
Tang vật thu được của băng trộm của Phạm Văn Ửng

Lợi dụng sự sơ hở, mất cảnh giác của các chủ đầm tôm công nghiệp, các đối tượng trên đã ra tay trộm cắp. Vụ việc chỉ vỡ lẽ khi Công an huyện Đầm Dơi bắt quả tang các đối tượng trên.

Vào khoảng 23 giờ 30 phút ngày 9/3, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an huyện Đầm Dơi phát hiện một nhóm người điều khiển phương tiện có nhiều biểu hiện nghi vấn.

Khai thác nhanh, các đối tượng trên khai nhận vừa mới thực hiện hành vi trộm cắp tôm tại đầm tôm công nghiệp thuộc ấp Tân Long, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi. Lực lượng làm nhiệm vụ thu giữ 23 kg tôm thẻ cùng một số tang vật khác có liên quan.

10 đối tượng được mời về cơ quan điều tra gồm: Kim Văn Hoà, Lý Văn Vuông, Kim Văn Quân (con ruột Hoà), Nguyễn Văn Lộc, Võ Văn Điện, Bành Kha, cư ngụ huyện Trần Văn Thời; Huỳnh Tấn Dũng (con rể Hoà), Kim Văn Vượl, Tăng Hoàng Dương, cư ngụ tỉnh Bạc Liêu; Võ Văn Tài, cư ngụ tỉnh Kiên Giang.

Các đối tượng trên khai nhận, vào đêm 9/3, bọn chúng tụ họp tại ấp Cơi 5, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời bàn kế hoạch, sau đó dùng xe mô-tô đi đến đầm tôm công nghiệp của anh Ngô Hoàng Vũ, ấp Tân Long, xã Tân Duyệt dùng chài bắt tôm.

Sau khi trộm xong định đem tiêu thụ thì bị lực lượng giao thông kiểm tra và bắt quả tang. Anh Ngô Hoàng Vũ cho biết, vì tôm gần đến ngày thu hoạch, phải chăm sóc nhiều đêm liền, đêm đó anh và người làm công quá mệt mỏi ngủ say nên mới bị trộm.

Dư luận phản ánh, thời gian gần đây một số đối tượng chuyên nghề kéo lưới tôm, sau khi được các thương lái hay chủ đầm thuê kéo tôm bán, chúng đã trộm cắp ngay trước mặt nhiều người mà không ai phát hiện.

Hình thức trộm trên chỉ bị lộ khi Công an huyện Đầm Dơi bắt quả tang một nhóm đối tượng gồm 8 tên do Phạm Văn Ửng, cư ngụ ấp Tân Trung, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi cầm đầu, đang bán 66 kg tôm thẻ chân trắng cho một đại lý ở thị trấn Đầm Dơi.

7 đối tượng còn lại gồm: Huỳnh Văn My, Phạm Như Huynh, Võ Văn Mộng, Phạm Minh Hoàng, Lê Văn Thơ, cùng cư ngụ xã Tân Duyệt; Đỗ Hoàng Anh, thị trấn Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi và Trần Thanh Liêm, phường 6, TP Cà Mau.

Chúng khai nhận, sau khi nhận được tin anh Lữ Hoàng Khởi, xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi thuê kéo tôm bán cho thương lái, chúng bàn bạc và giấu trong người các túi ni-lông. Trong quá trình xuống đầm kéo tôm, chúng lùa tôm vào trong các túi đó và sau khi kéo lưới xong chúng làm cho các túi đựng tôm ấy mỏng ra và cuộn vào lưới.

Tất cả mọi hành vi trên đều được tiến hành dưới mặt nước, do đó chủ đầm cũng như của bà con đến xem không ai phát hiện.

Sau nhiều lần mất tôm với số lượng lớn, một số chủ đầm nghi ngờ và báo cho lực lượng chức năng. Qua điều tra ban đầu, một số đối tượng khai nhận, cũng với hình thức trên, bọn chúng đã tiến hành trộm cắp tôm ở các đầm nuôi tôm công nghiệp khác. Vụ việc đang được điều tra, mở rộng.

Đại uý Trần Văn Cuộc, điều tra viên Công an huyện Đầm Dơi, cảnh báo các chủ đầm tôm phải hết sức cảnh giác, tránh trường hợp ngủ say để kẻ gian đột nhập vào đầm tôm. Khi thuê người thu hoạch tôm xong, nên đề nghị kiểm tra các dụng cụ, nhất là lưới kéo trước khi các đối tượng rời khỏi đầm tôm của mình.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 27/03/2013
Hoàng Quân
Nông thôn

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Bình Định tổ chức gặp mặt ngư dân đầu xuân 2024

Chiều 23.2, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định tổ chức buổi gặp mặt 200 chủ tàu và ngư dân trên địa bàn triển khai kế hoạch khai thác hải sản năm 2024 và tuyên truyền động viên ngư dân kiên trì vươn khơi, bám biển khai thác hải sản đạt kết quả cao nhất.

Họp
• 11:12 04/03/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 21:57 18/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 21:57 18/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 21:57 18/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 21:57 18/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 21:57 18/04/2024