Trồng đa cây nuôi đa con - hướng đi bền vững

Sản xuất theo mô hình đa cây, đa con giúp nông dân ở nhiều địa phương nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng diện tích, phát triển kinh tế gia đình bền vững.

Nuôi trồng đa con - hướng đi bền vững
Mô hình nuôi ếch giúp ông Phạm Quốc Lâm (ấp Rạch Bào, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời) có thêm thu nhập vài chục triệu đồng mỗi năm.

Đất ruộng vài chục công, thêm nghề làm máy cày thuê, ghe lúa cũng đủ giúp cuộc sống gia đình ổn định. Thế nhưng, với ông Phạm Quốc Lâm (ấp Rạch Bào, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời) còn sức khoẻ là còn lao động. Lao động không chỉ để giúp kinh tế gia đình phát triển mà để thoả niềm đam mê, chí học hỏi.

Thường hay đi “ngao du” nhiều nơi, tình cờ ông Lâm được biết mô hình nuôi ếch khá phù hợp trên vùng đất ngọt. Vậy là, ông Lâm quyết định lấy mô hình nuôi ếch làm kinh tế phụ thêm cho gia đình. Thời gian đầu cũng không ít khó khăn nhưng với bản chất con nhà nông, vừa nuôi vừa tích luỹ kinh nghiệm, cuối cùng ông cũng thực hiện thành công mô hình nuôi ếch giống, ếch thịt.

Với 3 cặp ếch sinh sản ban đầu, sau 3 năm nuôi, đến nay, đã nhân lên 35 cặp ếch sinh sản. Mỗi năm cho sinh sản 3 đợt, được 60 ngàn con ếch giống. Và hiện nay, với 15 bể nuôi, đang chuẩn bị cho xuất bán 15 ngàn con ếch thịt và hàng chục ngàn con ếch giống. Mới đây, ông Lâm cũng vừa xuất bán 6 ngàn con ếch giống, với giá 1 ngàn đồng/con.

Ông Lâm cho biết: “Năm rồi, tôi xuất bán 15 ngàn con ếch giống và khoảng 1,2 tấn ếch thịt, với giá 40 ngàn đồng/kg. Mô hình nuôi ếch góp phần đem lại thu nhập cho gia đình mỗi năm vài chục triệu đồng. Thấy mô hình này có triển vọng nên năm nay tôi mở rộng quy mô nuôi”.

Mỗi đối tượng chăn nuôi để thành công đều có kỹ thuật riêng trong sản xuất. Đối với nuôi ếch cũng vậy, mặc dù là đối tượng quen thuộc với nông dân bao đời nay nhưng để nuôi làm kinh tế thì không phải dễ. Bởi vậy, trong khi nhiều hộ nuôi lân cận thất bại thì ông Lâm vẫn thành công.

Ông Lâm chia sẻ: “Tôi cũng vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm, học hỏi thêm. Nói chung, để nuôi ếch giống đạt thì bể ươm cần bố trí trên diện tích đất bằng phẳng, được che chắn xung quanh bằng bạt cao su, có rải rau muống để nòng nọc trú ngụ, cần thay nước định kỳ 3-4 ngày/lần với mức độ thay từ từ để tránh trường hợp ếch bị sốc nước. Còn đối với nuôi ếch thịt thì định kỳ 1 tuần bổ sung thêm tỏi vào thức ăn để ngừa các chứng bệnh về đường tiêu hoá”.

Với suy nghĩ “trồng đa cây, nuôi đa con sẽ tránh tình trạng lao đao khi nông sản đồng loạt bị rớt giá. Vì cái này bị rớt giá thì vẫn còn cái khác có giá cao”, trên diện tích hơn 3 héc-ta của gia đình, ông Đặng Tâm đã và đang biến vùng đất phèn Vồ Dơi - được mệnh danh là vùng đất khó thành vườn cây ăn trái và những ao nuôi các loại cá đồng.

Ông Đặng Tâm (ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời) chia sẻ: “400 gốc dừa xiêm lùn Bến Tre đang gần cho thu hoạch. Tôi cũng đang trồng thêm các loại như khóm, chanh, nuôi 1 ao cá nước ngọt. Hiện tại, tôi cũng đang cho cơ giới vào cải tạo đất để trồng các loại cây ăn trái như ổi, chôm chôm, sầu riêng, mít thái và đào ao mở rộng diện tích nuôi cá đồng”.

Trồng cây ăn trái, nuôi cá không chỉ nhằm tìm hướng đi phát triển kinh tế bền vững cho gia đình mà ông Đặng Tâm đang ấp ủ và hiện thực hóa ước mơ xây dựng Khu du lịch sinh thái tại gia đình vừa làm kinh tế vừa góp phần đem lại nơi thư giãn, giải trí cho du khách trong và ngoài địa phương.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 04/07/2019
Ngọc Minh
Nuôi trồng

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Vệ sinh các thiết bị nuôi tránh gây lây nhiễm ở vụ sau

Ngoài việc thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật chuẩn bị, phòng ngừa dịch bệnh, vệ sinh và cải tạo kỹ ao cũ để đảm bảo chất bẩn, vi khuẩn có hại, dịch bệnh được xử lý triệt để cho ao tôm trước khi bắt đầu vụ mới. Thì bà con cũng cần quan tâm và đảm bảo vệ sinh đầy đủ các thiết bị cần thiết để hỗ trợ quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Vậy, làm thế nào để vệ sinh các thiết bị tránh gây lây nhiễm ở vụ sao đúng cách và an toàn. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Thiết bị ao nuôi tôm
• 08:00 08/05/2024

Các yếu tố ảnh hưởng đến tảo xâm chiếm ở ao nuôi

Trong ngành nuôi thủy sản, đặc biệt là ngành nuôi tôm, tảo đóng vai trò quan trọng như một nguồn dinh dưỡng và oxy hòa tan trong ao nuôi tôm. Chúng cung cấp dưỡng chất cho các loài động vật thủy sản và giúp duy trì môi trường sống lý tưởng.

Tảo
• 09:50 07/05/2024

Tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất

Ngày nay, việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ bởi giá trị kinh tế cao của loài tôm này, mà còn do thời gian nuôi ngắn và khả năng chịu đựng với độ mặn cao, mở ra cơ hội phát triển mô hình nuôi tôm thẻ với quy mô và chuyên môn ngày càng tốt hơn. Vậy tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất?

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 11:00 06/05/2024

Hồ Sông Mây chìm trong màn sương cá chết

Hồ Sông Mây, từng là viên ngọc xanh của Đồng Nai, giờ đây chìm trong màn sương mù dày đặc bởi thảm cảnh cá chết trắng hồ do nắng hạn và thi công. Nỗi đau này là hồi chuông cảnh tỉnh về sự tàn phá của biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực của con người lên môi trường.

Hồ mây cá chết hàng loạt
• 09:53 06/05/2024

Nguồn tín chỉ carbon xanh dương từ rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là nguồn tín chỉ carbon xanh dương - sản phẩm đắt tiền và cao cấp của tự nhiên và Việt Nam có tiềm năng lớn. Số liệu thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết hiện nay tổng diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam khoảng 200.000 ha. Với diện tích này, Việt Nam đứng top đầu trong các quốc gia có diện tích rừng ngập mặn trên toàn thế giới. Theo đánh giá với 1ha rừng ngập mặn có khả năng hấp thụ carbon cao gấp 5 lần so với 1ha của rừng trên cạn.

Rừng ngập mặn
• 01:33 09/05/2024

Hiện tượng tẩy trắng san hô: Hệ quả của biến đổi khí hậu

Theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA), năm 2024 được dự đoán là thời điểm mà chúng ta sẽ phải đối mặt với hiện tượng tẩy trắng san hô trên toàn cầu lần thứ tư sau ba đợt tẩy trắng trước đó lần lượt vào năm 1998, 2010 và 2014 - 2017.

San hô
• 01:33 09/05/2024

Một số giải pháp kỹ thuật ứng phó với biến đổi khí hậu trong nuôi trồng thủy sản

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm thời tiết tiếp tục thay đổi theo hướng cực đoan, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, áp thấp nhiệt đới, mưa, bão xảy ra không theo quy luật.

Ao nuôi tôm
• 01:33 09/05/2024

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác chống khai thác IUU

Từ năm 2017 đến nay, các cấp, các ngành, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật. Xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, giảm dần số vụ vi phạm.Tuy nhiên, phát triển ngành thủy sản Việt Nam chưa bền vững, chưa gỡ được cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu, chưa tuân thủ đầy đủ quy định chống khai thác IUU...

Đánh bắt xa bờ
• 01:33 09/05/2024

Vệ sinh các thiết bị nuôi tránh gây lây nhiễm ở vụ sau

Ngoài việc thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật chuẩn bị, phòng ngừa dịch bệnh, vệ sinh và cải tạo kỹ ao cũ để đảm bảo chất bẩn, vi khuẩn có hại, dịch bệnh được xử lý triệt để cho ao tôm trước khi bắt đầu vụ mới. Thì bà con cũng cần quan tâm và đảm bảo vệ sinh đầy đủ các thiết bị cần thiết để hỗ trợ quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Vậy, làm thế nào để vệ sinh các thiết bị tránh gây lây nhiễm ở vụ sao đúng cách và an toàn. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Thiết bị ao nuôi tôm
• 01:33 09/05/2024