Trồng lúa sạch trên đất nuôi tôm ở Cà Mau

Nông dân vùng nuôi tôm kết hợp trồng một vụ lúa (lúa - tôm) của tỉnh Cà Mau đứng trước 'cơ hội vàng' để tăng thu nhập. Trên những cánh đồng này, hạt lúa sắp được công nhận là sản phẩm sạch, được bao tiêu toàn bộ đầu ra với giá cao. Con tôm trên cánh đồng lúa - tôm cũng sớm trở thành 'tôm sạch', tôm hữu cơ, phục vụ chế biến, xuất khẩu…

Trồng lúa sạch trên đất nuôi tôm ở Cà Mau
Tỉnh Cà Mau đang nỗ lực xây dựng thương hiệu "lúa sạch", lúa và tôm hữu cơ trên cánh đồng lúa - tôm huyện Thới Bình.

Nở rộ mô hình nông nghiệp thông minh

Về vùng trồng mía trọng điểm của tỉnh Cà Mau những ngày giữa tháng 11, nhiều đồng mía xưa kia nay đã trở thành đồng lúa - tôm. Ðây cũng là năm thứ mười, gia đình ông Võ Hoàng Linh (ấp 6 La Cua, xã Biển Bạch Ðông, huyện Thới Bình, Cà Mau) thực hiện mô hình canh tác này. Ðưa chúng tôi ra cánh đồng rộng 3,5 ha của gia đình, ông Linh cho biết: Nếu thời tiết tiếp tục thuận lợi, thì năng suất lúa trên đất nuôi tôm năm nay không dưới 4,5 tấn/ha.

Ngày trước, gia đình ông Linh chuyên canh cây mía, giá cả bấp bênh bèn chuyển qua nuôi tôm. Ðược vài năm trúng mùa, dịch bệnh lại xuất hiện. Trước tình cảnh thất bát triền miên, ông Linh đi học hỏi, rồi áp dụng mô hình lúa - tôm. "Vào mùa khô, tôi lấy nước mặn ngoài sông, rạch vào nuôi tôm. Khi mưa xuống, tôi giữ nước ngọt rửa mặn đồng tôm để trồng lúa kết hợp nuôi tôm càng xanh, tôm sú. Khi thu hoạch xong lúa, cũng là lúc tôm lớn để thu hoạch dần. Kiên trì canh tác theo cách này, gần mười năm qua, trung bình mỗi năm gia đình tôi thu lợi từ 150 đến hơn 200 triệu đồng" - ông Linh cho biết.

Cùng thực hiện theo cách nêu trên, hàng xóm ông Linh là ông Nguyễn Thành Công cho biết: Mô hình tôm - lúa giờ rất thịnh hành, bởi ít rủi ro, dịch bệnh, chi phí sản xuất thấp, hiệu quả kinh tế cao và bền vững về môi trường. Năm 2005, mô hình này bắt đầu xuất hiện ở một số nơi vùng phía bắc Cà Mau. Nhờ hiệu quả cao, nên mô hình lan tỏa, phát triển. Ðến nay, toàn tỉnh Cà Mau có hơn 40.000 ha canh tác theo mô hình lúa - tôm, chiếm gần ¼ tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh. Vùng lúa - tôm tập trung chủ yếu ở các huyện Thới Bình, Trần Văn Thời, U Minh, Cái Nước và TP Cà Mau. "Ở những nơi có đủ điều kiện về ngăn mặn giữ ngọt, có đủ nguồn nước ngọt bổ sung khi cần thiết như huyện Thới Bình, phần lớn nhà nông chuộng mô hình sản xuất lúa - tôm. Năm nào "mưa thuận, gió hòa" thì cả tôm và lúa đều trúng, còn nếu mất mùa lúa thì đã có thu nhập từ tôm kéo lại" - ông Nguyễn Hoàng Lâm, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Bình cho biết.

Nhờ tăng cường các giải pháp chuyển giao kỹ thuật mà giờ đây, nông dân Cà Mau hiểu biết và chủ động lựa chọn những cách thức sản xuất mới mang tính bền vững, ít rủi ro và thân thiện với môi trường, trong đó, lúa - tôm là một trong những lựa chọn được ưu tiên. Thực tế sản xuất đã qua cho thấy, gieo trồng vụ lúa trên đất nuôi tôm không xảy ra xung đột mà bổ trợ cho nhau, giúp lúa ít bệnh hơn so với độc canh cây lúa và ngược lại, con tôm cũng ít bệnh hơn so với chỉ chuyên nuôi tôm.

Thạc sĩ Mã Huy, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư Cà Mau phân tích: Sau khi nuôi một vụ tôm thì nhà nông gieo trồng lúa. Quá trình cải tạo đất từ mặn sang ngọt để trồng lúa, nhiều mầm bệnh gây hại tôm sẽ không sống được ở môi trường nước ngọt và ngược lại. Cùng với đó, sau vụ nuôi tôm, chất thải hữu cơ dưới đáy ao sẽ giúp ruộng lúa màu mỡ, người trồng lúa chỉ bón một lượng phân nhỏ là đáp ứng nhu cầu phát triển của cây. Ngược lại, sau thu hoạch lúa, một lượng sinh khối lớn thân và rễ lúa phân hủy, kích thích sự phát triển của phiêu sinh vật làm thức ăn cho tôm. Ngoài ra, trồng lúa trên đất nuôi tôm còn hạn chế tình trạng vùng nuôi tôm bị lão hóa do đất ngập mặn lâu. Chính vì lợi ích kép nêu trên mà nhà nông sản xuất theo mô hình lúa - tôm giảm được khá lớn chi phí cho phân bón, sản phẩm tạo ra an toàn, thân thiện hơn với môi trường và sức khỏe cộng đồng. Ðây cũng được coi là cách thức canh tác nông nghiệp thông minh, bền vững hiện nay.

Nỗ lực xây dựng thương hiệu

Sau hơn mười năm thực hiện mô hình lúa - tôm, nhà nông Cà Mau hầu như biết rõ, sản phẩm lúa trên đất nuôi tôm khá an toàn, có thể được xem là lúa sạch, hoặc một dạng sản phẩm của canh tác hữu cơ. Bởi lẽ, trong toàn vụ mùa từ lúc cấy cho đến thu hoạch, vì không muốn ảnh hưởng đến con tôm (vật nuôi chính), người dân áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp mà không phun xịt bất cứ loại thuốc bảo vệ thực vật nào. Vậy nhưng, sản phẩm lúa trên đất nuôi tôm ở Cà Mau vẫn bán ngang giá với lúa ở những vùng chuyên canh hai đến ba vụ. Nguyên nhân là do sản phẩm chưa có chứng nhận chất lượng an toàn là gạo sạch. Ðó cũng là lý do để cơ quan chuyên trách Cà Mau cùng chính quyền huyện Thới Bình (vùng sản xuất lúa - tôm lớn nhất ở Cà Mau) nỗ lực xây dựng thương hiệu gạo sạch trên đất lúa - tôm, góp phần giúp nhà nông cải thiện và tăng thu nhập trên cùng diện tích.

Theo đề án xây dựng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận "Lúa sạch Thới Bình", đến tháng 5-2019, toàn huyện phấn đấu có 10.000 ha được công nhận thương hiệu nêu trên. Ðể đạt được mục tiêu đề ra, ngay từ khi thực hiện đề án (tháng 3-2018) và trước đó, chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân, đồng thời hỗ trợ những giống lúa chịu mặn chất lượng cao, đạt chuẩn xuất khẩu để nông dân gieo trồng. Nhờ đó, đến hết tháng 10 vừa qua, toàn huyện gieo trồng được hơn 21.400 ha lúa trên đồng đất nuôi tôm, chiếm gần 50% diện tích lúa-tôm của toàn tỉnh. Trong đó, huyện đã xây dựng được vùng nguyên liệu sản xuất lúa - tôm càng xanh được khoảng 14.000 ha; vùng lúa - tôm đặc sản an toàn, lúa - tôm chất lượng cao (giống ST 5, ST 20, ST 24…) quy mô khoảng 3.000 ha, tập trung ở các xã như: Trí Phải, Trí Lực, Thới Bình, Biển Bạch Ðông…

Ông Nguyễn Hoàng Lâm cho biết, vụ lúa - tôm năm 2018, có ít nhất ba doanh nghiệp, ký hợp đồng với huyện bao tiêu sản phẩm lúa trên đất nuôi tôm, giá cao hơn thị trường từ 500 đến 700 đồng/kg. Với những đồng lúa - tôm gieo trồng loại giống ST, doanh nghiệp cam kết thu mua từ 7.000 đến 7.500 đồng/kg. "Năm 2017 và những năm liền trước đó, năng suất lúa trên đất tôm đạt trung bình từ 4 đến 5 tấn/ha. Nhờ sản xuất theo hướng "thuận tự nhiên", không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sản phẩm được thương lái tranh mua, có bao nhiêu bán cũng hết.

Trước xu thế chuộng nông sản sạch và an toàn của các nước phát triển trên thế giới, doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam đã chú trọng nhiều hơn đến việc lựa chọn vùng nguyên liệu sạch phục vụ xuất khẩu, trong đó có đồng đất lúa - tôm Cà Mau. Ðây là lợi thế, điều kiện thuận lợi để vùng đất ở cực Nam Tổ quốc mở rộng diện tích lúa - tôm.

Ðể khai thác và phát triển bền vững nhãn hiệu tập thể cho nông sản lúa sạch, trong đó có "lúa sạch Thới Bình", nông dân Cà Mau cần ý thức nhiều hơn nữa trong việc đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống sang những giống lúa chất lượng cao, gắn với cơ giới hóa nông nghiệp. Cơ quan quản lý và chính quyền tỉnh Cà Mau cần quy hoạch và hoàn thiện hạ tầng vùng nguyên liệu sản xuất lúa chất lượng cao, song hành với việc liên kết doanh nghiệp. Sản xuất phải gắn liền với bao tiêu, với đầu ra. Khi xây dựng được nhãn hiệu tập thể về lúa sạch, các nông hộ và doanh nghiệp trong chuỗi liên kết cần giữ được chất lượng, uy tín nhằm duy trì tính bền vững của thương hiệu.

"Ngoài nỗ lực xây dựng nhãn hiệu "lúa sạch Thới Bình", cơ quan chuyên trách của tỉnh và doanh nghiệp đang thí điểm mô hình lúa hữu cơ (30 ha) và tôm hữu cơ (500 ha) trên đồng đất lúa - tôm của huyện Thới Bình. Khi được công nhận lúa hữu cơ sẽ là điều kiện thuận lợi để con tôm đạt chứng nhận hữu cơ. Có được các chứng nhận ấy, giá trị nông sản sẽ tăng lên và không lo đầu ra, giúp thu nhập của nhà nông tăng lên, việc xuất khẩu cũng rộng đường đến nhiều thị trường khó tính".

Lê Văn Sử

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau

Báo Nhân Dân
Đăng ngày 23/11/2018
Hữu Tùng
Nông thôn

Bình Định tổ chức gặp mặt ngư dân đầu xuân 2024

Chiều 23.2, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định tổ chức buổi gặp mặt 200 chủ tàu và ngư dân trên địa bàn triển khai kế hoạch khai thác hải sản năm 2024 và tuyên truyền động viên ngư dân kiên trì vươn khơi, bám biển khai thác hải sản đạt kết quả cao nhất.

Họp
• 11:12 04/03/2024

Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2023

Tình hình thời tiết trong năm 2023 tương đối thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản (NTTS).

Tôm thẻ
• 10:16 27/02/2024

Thả 57.400 con cá giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ

Nhằm tích cực tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ, sáng ngày 24.2 tại Nhà máy điện năng lượng mặt trời đầm Trà Ổ ở thôn Mỹ Phú Bắc xã Mỹ Lợi, UBND huyện Phù Mỹ tổ chức Lễ thả 57.400 con cá giống các loại gồm cá Trê lai, cá Trắm cỏ, cá rô đầu vuông, cá mè, cá trôi…

Thả giống
• 10:33 26/02/2024

Cận cảnh: Nuôi cá bằng... smartphone ở Vĩnh Phúc

Mấy năm gần đây, nhờ có sự hỗ trợ, hướng dẫn của các cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc, nhiều nông dân nuôi cá nước ngọt ở các xã, huyện trên địa bàn đã áp dụng phần mềm mới thông qua điện thoại thông minh (smartphone) để chăm sóc vật nuôi hiệu quả hơn.

Điện thoại
• 14:35 05/02/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 22:41 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 22:41 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:41 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 22:41 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:41 29/03/2024